Là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự. Từ năm 2016, lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
12 thg 3, 2019
Lễ hội lớn nhất Lạng Sơn: Dân ùa ra đường chật kín các con phố
Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 - 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn. Đoàn rước kiệu di chuyển từ đền Tả Phủ về đền Kỳ Cùng thu hút hàng vạn người dân địa phương cũng như du khách thập phương.
Bí ẩn lễ cúng rừng của người Mông ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh về chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu.
Cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại tổ chức Lễ hội cúng rừng - nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”.
Tờ mờ sáng, ông Mùa A Vừ (bản Tát, xã Nà Hẩu, Văn Yên, Yên Bái) cùng thanh niên trong thôn đi bắt lợn về thịt chuẩn bị cho ngày “Tết rừng”. Ông Vừ cho biết, cứ đến ngày cuối cùng của tháng Giêng, bà con các thôn lại góp tiền mua lợn, mang ra bìa rừng mổ và chế biến sau khi cúng thần rừng. Mọi người trong thôn sẽ cùng nhau ăn ngay tại bìa rừng, hoặc trong rừng. “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”, ông Mùa A Vừ khoe với PV Dân Việt.
Cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại tổ chức Lễ hội cúng rừng - nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”.
Tờ mờ sáng, ông Mùa A Vừ (bản Tát, xã Nà Hẩu, Văn Yên, Yên Bái) cùng thanh niên trong thôn đi bắt lợn về thịt chuẩn bị cho ngày “Tết rừng”. Ông Vừ cho biết, cứ đến ngày cuối cùng của tháng Giêng, bà con các thôn lại góp tiền mua lợn, mang ra bìa rừng mổ và chế biến sau khi cúng thần rừng. Mọi người trong thôn sẽ cùng nhau ăn ngay tại bìa rừng, hoặc trong rừng. “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”, ông Mùa A Vừ khoe với PV Dân Việt.
Ông Mùa A Vừ: “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”. Ảnh: Hoàng Hữu
Hình ảnh thú vị về tranh Đông Hồ đầu thế kỷ 20
Bên cạnh các đề tài truyền thống, tranh Đông Hồ đầu thế kỷ 20 còn mô tả những biến đổi về kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa qua những nét vẽ rất sinh động.
"Phong tục cải lương" - một bức tranh Đông Hồ đặc sắc
ra đời đầu thế kỷ 20. Bức tranh minh họa sự thay đổi về phong tục thời
kỳ thuộc địa, với hình ảnh một người Pháp cầm khẩu súng trường bắt tay
một người đội mũ lưỡi trai, dắt xe đạp, bên cạnh là con chó Tây.
Bí ẩn loạt lăng mộ cổ giữa khu dân cư Sài Gòn
Lăng mộ đại gia Lý Tường Quan trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở số 520 Trần Hưng Đạo, lăng võ tướng Trương Tấn Bửu ở 41 Nguyễn Thị Huỳnh... là loạt lăng mộ cổ độc đáo nằm giữa các khu dân cư đông đúc ở TP HCM.
1. Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công
trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan
(1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp
thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa
Huyền bí lăng mộ võ tướng nuốt chửng mắt mình khi đánh giặc
Quận công Võ Tá Sắt là một vĩ võ tướng trứ danh ở đất Hà Tĩnh. Xung quanh sự nghiệp của ông có một giai thoại rất kỳ lạ.
Toàn cảnh lăng mộ Quận công Võ Tá Sắt ở xã Thạch Liên,
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo sử sách, Quận công Võ Tá Sắt tên thật
là Võ Tá Kế (húy là Khanh) con thứ 4 của Tăng Lộc Hầu, năm 14 tuổi học
tại Quốc Tử Giám
6 thg 3, 2019
Ngọn hải đăng có tên lạ bên bờ biển Quảng Ngãi
Leo 80 bậc thang lên đỉnh ngọn đèn biển cao 36 m, du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp của mũi Ba Làng An.
Mũi Ba Làng An nằm ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được tạo thành bởi những vách đá trầm tích núi lửa hình cánh cung bên bờ biển. Phía dưới là những gò đá cao màu đen nhánh, nổi khi nước cạn và ngập khi thủy triều lên.
Tên gọi Ba Làng An bắt nguồn từ tên ba ngôi làng gần mũi là Vân An, An Chuẩn, An Hải. Trong cuốn Nos richesses coloniales 1900-1905 (Sự giàu có thuộc địa của chúng ta), nơi đây được gọi là Batangan. Cách gọi này được lý giải là do đọc chệch âm Ba Làng An thành Batangan. Hiện cả hai tên đều được sử dụng. Ảnh: Tuấn Minh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)