18 thg 1, 2019

Về Cần Đước thưởng thức khô cá dứa

Những ngày giáp tết, người dân xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An lại tất bật làm khô cá dứa chuẩn bị phục vụ thị trường.

Cá được bỏ vào buồng phơi 

Ngoài các loại bánh, mứt, Cần Đước còn nổi tiếng với món khô cá dứa một nắng. Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quý Phước (ấp Rạch Cát, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) - Lê Văn Nên chia sẻ về nghề làm khô cá dứa một nắng: “Lúc trước, vợ chồng tôi thu mua hải sản. 5 năm gần đây, nguồn hải sản giảm, lợi nhuận không cao nên tôi chuyển sang nghề làm khô cá dứa một nắng. Ban đầu cũng khó khăn lắm, nguồn cá tươi nhập về giá khá cao, công ty lại chưa tìm được thị trường ổn định nhưng tôi không chùn bước. Bây giờ ổn định rồi, khô do công ty làm ra được nhiều người biết đến, chúng tôi cũng ký được hợp đồng với các địa phương khác. Mới đây, sản phẩm của công ty được Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Sài Gòn Co.op) ký hợp đồng đưa sản phẩm vào siêu thị”.

Chùa Linh Phú – điểm đến tâm linh lý tưởng

Chùa Linh Phú tọa lạc tại quốc lộ 20, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai. Là ngôi chùa đầu tiên tại huyện Tân Phú. Chùa được thành lập vào năm 1957 là một điểm đến tâm linh cho người dân.


Trong những năm đầu, chùa chỉ là một ngôi tịnh thất nhỏ đơn sơ với vách tre, mái lá để làm nơi tu học và lấy tên hiệu là Tu viện Thái Hư. Khi người dân từ các vùng, miền về đây lập nghiệp thường xuyên đến viếng lễ Phật nên ngôi tịnh thất trở thành chùa. Cảnh vật không còn cô tịch như xưa mà trở nên náo nhiệt. Qua nhiều lần trùng tu và thay đổi trụ trì, đến năm 1987, Tỉnh hội Phật giáo Ðồng Nai đã bổ nhiệm Ðại đức Thích Pháp Cần về trụ trì chùa. Kể từ đó, Phật giáo huyện Tân Phú sau thời gian im ắng đã hoạt động sôi nổi trở lại.

17 thg 1, 2019

Làng chiếu Cà Hom- Bến Bạ

Làng dệt chiếu Cà Hom- Bến Bạ thuộc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh mỗi năm cung cấp cho thị trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hàng trăm nghìn đôi chiếu có độ bền, đẹp, hoa văn độc đáo.

Chúng tôi theo chân anh bạn quê ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh về tham quan quá trình làm chiếu của làng nghề truyền thống Cà Hom- Bến Bạ nằm bên bờ sông Hậu. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi gặp khi tới đầu làng nghề là những người phụ nữ ngồi bên những khung dệt chiếu và miệt mài làm để có thể hoàn thành từ 1-2 chiếc có kích thước 1m-1,9m hoặc 1,6m-2m/ ngày. 

Cánh đồng cây lác ở Cà Hom - Bến Bạ để làm nguyên liệu dệt chiếu.

Kéo co ngồi - Di sản độc đáo giữa lòng Hà Nội

Nghi lễ và trò chơi kéo co được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại bốn nước Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia, Philippines. Ở Việt Nam, ngay giữa lòng Hà Nội, có nghi lễ kéo co ngồi vô cùng độc đáo.

Độc đáo ngồi kéo co 


Theo truyền thuyết, xưa kia làng Ngọc Trì (nay là Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) gặp hạn hán, làng có 12 cái giếng thì 11 giếng đã cạn nước chỉ còn 1 giếng thuộc xóm Đìa (hay còn gọi là mạn Đìa). Trai mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước bị trai mạn Đìa ngăn không cho lấy nước. Thời đó, nước được gánh bằng quang làm bằng dây song. Hai bên giằng co nhau cái quang đựng nước. Bên giằng, bên giữ, lại sợ đổ mất nước nên ngồi xuống đất mà ôm lấy cả thùng nước. Giằng co nhau, có khi đứt cả dây quang. Hạn hán qua đi, nhớ lại tích ấy, các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa.

Biên Hòa: Đặc sản ốc - Ẩm thực đêm hấp dẫn thực khách

Không phải ngẫu nhiên mà các món ăn được chế biến từ ốc được xem là những món ăn đặc sản, thu hút nhiều thực khách thưởng thức vào những ngày cuối tuần hay những buổi chiều tối đổi gió.
Sau một ngày làm việc vất vả, trong buổi tối của khí trời se lạnh, không ít bạn trẻ lại thích rảo bước trên những con phố đã lên đèn, những quán cà phê với những điệu nhạc du dương hay những góc phố với các quán ăn vặt với những món ăn đa dạng, phong phú như níu chân du khách.

Không cần chờ tới dịp ra biển, đến với Biên Hòa, du khách có thể lựa chọn cho mình và gia đình những quán ốc ngon hấp dẫn với giá cả bình dân.

1. Quán ốc Hiếu Long 

16 thg 1, 2019

Ngôi chùa mang tên Chùa Cô hồn

Dân Biên Hòa hầu hết đều biết hoặc nghe tên chùa Cô hồn, cái tên nghe là lạ. Thật ra chùa có tên là Bửu Hưng, nằm ở đầu đường Phan Đình Phùng. Nguồn gốc tên chùa Cô hồn là một câu chuyện lịch sử bi tráng.


Đầu thế kỷ 20, một Hội kín yêu nước được lập nên ở Biên Hòa, mang tên trại Lâm Trung. Trại chiêu tập người, tổ chức luyện tập võ nghệ, trang bị vũ khí, tích trữ lương thực…chờ thời cơ đánh Pháp. Người dân xem những trại viên Lâm Trung trại như những vị hảo hán Lương Sơn Bạt. Căn cứ trại đóng tại núi Gò Mọi, vùng Thiện Tân, Vĩnh Cửu.