Ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm đẹp của con người, nghề làm guốc truyền thống ở Bình Dương đã hình thành cách nay khoảng hơn 100 năm.
Các cơ sở làm guốc chủ yếu tập trung trên địa bàn phường Phú Thọ (thành phố Thủ Dầu Một) và phường Bình Nhâm (thị xã Thuận An). Theo tài liệu thống kê trong địa chí Thủ Dầu Một năm 1901 thì xóm làm guốc Phú Văn (nay là phường Phú Thọ) có trên 80 hộ gia đình sống bằng nghề làm guốc từ cha truyền con nối, chính vì vậy ở đây có hẳn một con đường mang tên “Xóm Guốc” (năm 1999, tên đường này được công nhận và ghi vào hệ thống các tên đường của thành phốThủ Dầu Một).
Nguyên liệu làm guốc thường là các loại gỗ xốp nhẹ, dễ xẻ và tạo dáng như: gỗ mít, xoài, dừa, trầm hương, thông,.. Theo một nghệ nhân làm guốc ở phường Phú Thọ để làm ra đôi guốc phải trải qua nhiều công đoạn: từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ; mài thô rồi định hình dạng của chiếc guốc; sau đó mài bóng, mài nhẵn và phun sơn; công đoạn cuối cùng là đóng đế và quai hay sơn trang trí tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Công đoạn xẻ gỗ