19 thg 3, 2018
Đến Tú Lệ thưởng thức xôi nếp dẻo thơm
Trong hành trình Tây Bắc trên cung đường Yên Bái- Tú Lệ- Mù Cang Chải, xôi nếp thơm nơi đây là đặc sản làm nức lòng du khách.
Món ngon cá niên nấu với cây chuối rừng
Nhắc đến ẩm thực ở vùng đất Kon Plông, nếu chỉ giới thiệu đặc sản đã có trong thực đơn nhà hàng nơi đây (như cá tầm, gà nướng, cơm lam…), chắc chắn sẽ thiếu sót bởi còn những món ngon độc đáo được nấu từ cá niên với chuối rừng dân dã do chính đồng bào Mơ Nâm chế biến để đãi khách quý hoặc các lễ hội của làng...
Một lần được về làng Kon Zu, xã Măng Cành (huyện Kon Plông), chúng tôi được cán bộ địa chính - nông lâm xã Măng Cành - A Láu mời về thưởng thức món cá niên nấu với cây chuối rừng dân dã rất độc đáo, khác hẳn cái vị cá niên nấu với rau răm hoặc cà chua xanh mà tôi từng thưởng thức.
Cuối tháng 11, ở Kon Plông gần như ngày nào cũng có mưa phùn lất phất làm cho thời tiết càng rét buốt. Đây là đặc trưng khí hậu riêng có ở vùng Đông Trường Sơn này. Từ trung tâm huyện về xã Măng Cành chỉ chừng chục cây số nhưng chúng tôi như thấu được cái rét mướt càng nhiều hơn trên đường về xã.
Một lần được về làng Kon Zu, xã Măng Cành (huyện Kon Plông), chúng tôi được cán bộ địa chính - nông lâm xã Măng Cành - A Láu mời về thưởng thức món cá niên nấu với cây chuối rừng dân dã rất độc đáo, khác hẳn cái vị cá niên nấu với rau răm hoặc cà chua xanh mà tôi từng thưởng thức.
Cuối tháng 11, ở Kon Plông gần như ngày nào cũng có mưa phùn lất phất làm cho thời tiết càng rét buốt. Đây là đặc trưng khí hậu riêng có ở vùng Đông Trường Sơn này. Từ trung tâm huyện về xã Măng Cành chỉ chừng chục cây số nhưng chúng tôi như thấu được cái rét mướt càng nhiều hơn trên đường về xã.
Về Ia H’Drai ăn… bánh tráng cá cơm
Từ những mẻ cá cơm tươi được phơi vàng rụm dưới ánh nắng tự nhiên, không cần chất bảo quản, các chị, các mẹ ở xóm chài (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) đã chế biến nên món bánh tráng cá cơm thơm ngon, hấp dẫn, đậm đà. Chẳng biết tự bao giờ, từ món ăn vui miệng, cho các đấng mày râu “lai rai” trong những buổi chiều trên sông, bánh tráng cá cơm dần được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nức tiếng khắp vùng.
Chiều đến, xóm chài ở dòng Sê San yên bình đến lạ. Dưới nắng hoàng hôn chiếu rọi, nhà nhà chuẩn bị cơm chiều sau một ngày làm việc mệt mỏi. Trên những ngôi nhà nổi đã được làm vững chãi, người dân í ới hú nhau chèo ghe, tập trung tại nhà xóm trưởng Hai Triều (ông Nguyễn Văn Triều - PV) để cùng tiếp đón khách đường xa. Thế rồi chỉ sau vài phút hỏi thăm, tay bắt mặt mừng, ai nấy đều tranh thủ bắt tay hái rau nhút, sơ chế cá, chế biến các món tươi ngon thết đãi khách.
Chiều đến, xóm chài ở dòng Sê San yên bình đến lạ. Dưới nắng hoàng hôn chiếu rọi, nhà nhà chuẩn bị cơm chiều sau một ngày làm việc mệt mỏi. Trên những ngôi nhà nổi đã được làm vững chãi, người dân í ới hú nhau chèo ghe, tập trung tại nhà xóm trưởng Hai Triều (ông Nguyễn Văn Triều - PV) để cùng tiếp đón khách đường xa. Thế rồi chỉ sau vài phút hỏi thăm, tay bắt mặt mừng, ai nấy đều tranh thủ bắt tay hái rau nhút, sơ chế cá, chế biến các món tươi ngon thết đãi khách.
Tên ai được đặt thành tên đường nhiều nhất TPHCM?
Sài Gòn có một số con đường trùng tên nhau. Theo thống kê, có tới hơn 300 con đường trùng tên. Thí dụ như có ông Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3 và có ông Nguyễn Đình Chiểu khác ở quận Phú Nhuận, có ông Lý Thường Kiệt ở quận 10 và ông Lý Thường Kiệt khác ở Gò Vấp,... Đó là chưa kể trường hợp không trùng tên nhưng... trùng người. Thí dụ như đường Quang Trung (Gò Vấp) với đường Nguyễn Huệ (quận 1), đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1, Bình Thạnh) với đường Đinh Bộ Lĩnh (Bình Thạnh)...
Ngoài đường Nguyễn Huệ nổi tiếng ở quận 1, ta còn có các con đường... Quang Trung ở Gò Vấp. Hóc Môn và quận 9!
Hang Tú Làn, hang động 5 triệu tuổi
Để khám phá hệ thống hang động Tú Làn nằm sâu trong núi rừng ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), phải trải qua 5 ngày băng rừng, lội suối, bơi qua sông ngầm, leo vách đá cao, để chạm vào các thạch nhũ triệu năm tuyệt đẹp, chưa từng được công bố ở Việt Nam.
Nằm sâu trong núi rừng Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình, hệ thống hang động Tú Làn có tuổi từ 2 đến 5 triệu năm được xem như kỳ quan của tạo hóa ban tặng. Không phải là hang động lớn nhất, nhưng về vẻ đẹp, các chuyên gia đánh giá nơi đây không thua kém hang Sơn Đoòng là bao. Ngoài Tú Làn, hệ thống hang động còn các hang phụ như Song, Ươi, Chuột, Hung Ton, Kim, Ken, Tổ Mộ...
Trai tráng Lạng Sơn đua sức tại Hội thi Phài Lừa
Sự hấp dẫn, kịch tính tại Hội thi Phài Lừa trên con sông Kỳ Cùng chảy qua TP.Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia cổ vũ. Đây là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ.
Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định.
Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định.
Ban tổ chức trao cờ cho đại diện 2 huyện Bình Gia và Tràng Định.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)