17 thg 1, 2018

Hoa mận trái mùa e ấp bên non

Hoa mận trái mùa. Ảnh. Hoàng Huế 

Mộc Châu, bất chấp sương giá, hoa dại tím hồng vẫn nở khắp các sườn đồi, chân núi, trạng nguyên đỏ rực khoe sắc ven đường và những cánh hoa mận trái mùa tinh khôi sắc trắng. 

Mộc Châu, điểm đến thu hút du khách gần xa của Tây Bắc. Những ngày đông giá, Mộc Châu dường như càng e ấp, càng dịu dàng trong giá rét, trong hơi thở của những đám sương quấn quýt cành lá không chịu tan theo ánh nắng lạc mùa. Không phải mùa chính của hoa mận, nhưng vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết đó lại ru lòng người mê say. 

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) được biết đến không chỉ là ngôi nhà thờ của một làng rộng lớn, có lịch sử lâu đời trên đất Đà Nẵng, mà đây còn là nơi tế tự một nhân vật lịch sử nổi tiếng của quê hương An Hải. Đó là Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng lừng lẫy trong Nam ngoài Bắc, được dân Châu Đốc, An Giang tôn kính như một vị thần.

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu hoàn thành việc nâng cấp, xây dựng vào cuối tháng 3-2009 trong khuôn viên rộng 4.250 m2 với kinh phí gần 7 tỷ đồng. 

Chiếc gùi trong cuộc sống của đồng bào vùng cao

Chiếc gùi (còn gọi là bế) là vật dụng quen thuộc, biểu trưng cho nét văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng chiếc gùi vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình vùng cao. Nghề đan gùi, vì vậy đang tìm thấy chỗ đứng. 

Để có được một chiếc gùi, người đan phải trải qua rất nhiều công đoạn như: chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, chọn mẫu và tiến hành đan. Ảnh: Hồ Phương 

Độc đáo bia cổ bốn mặt chữ ở Nghệ An

Tồn tại hơn 300 năm, bia đá Kiên Nghĩa tại đền thờ Trần Hưng Nhượng ở xóm Xuân Hòa, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương được xem là tấm bia cổ độc đáo, có giá trị lớn trong nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật. 

Bia Kiên Nghĩa nằm trong khuôn viên đền thờ Trần Hưng Nhượng thuộc cụm di tích đền thờ Quận công Trần Hưng Học – Trần Hưng Nhượng ở xã Thanh Xuân (Di tích lịch sử Quốc gia từ năm 1996). Ảnh: Huy Thư 

16 thg 1, 2018

Về Cái Mơn, thăm quê Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên

Tuy còn nhiều tranh luận xung quanh cuộc đời và sự nghiệp, nhưng người dân Bến Tre vẫn xem ông là niềm tự hào xứ sở. Vì vậy, không chỉ lưu giữ cái sẵn có, nhiều nơi còn lập mới nhiều công trình... 

Xứ Cái Mơn được biết đến như thủ phủ hoa kiểng, cây giống nức tiếng, nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, mộc mạc của làng quê đặc chất Nam bộ với hình ảnh những con đường quê nho nhỏ vắt mình qua những vườn cây xanh, quả ngọt. Và người dân chân chất nơi đây thì luôn rộng mở tấm lòng hiếu khách.

Trương Vĩnh Ký, còn được gọi là Pétrus Ký, sinh ngày 6.12.1837 tại làng Cái Mơn (huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh-Long - nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) được xem như nhà bác học bách khoa bởi sự hiểu biết sâu rộng hiếm có. Ông là 1 trong số 18 nhà bác học danh giá nhất thế giới trong cuộc bầu chọn Toàn cầu bác học danh gia năm 1874, khi mới ngoài 30 tuổi.

Khám phá bí mật trong nhà thờ Mằng Lăng

Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam