19 thg 8, 2017

Đến Con Cuông thưởng thức món 'chịn xồm' của người Thái

"Chịn xồm" là cách gọi món thịt chua của đồng báo Thái ở Con Cuông (Nghệ An). Món ăn này là sự kết hợp tinh tế của lá cây rừng, gia vị và thịt lợn tươi. Hiện nay nó là đặc sản núi rừng rất được ưa chuộng. 

Thịt chua hiện nay trở thành đặc sản của huyện miền núi Con Cuông. Ảnh: Bá Hậu 

Cũng như giàng thức ăn trên gác bếp hay dìm sâu xuống lòng sông, suối, "chịn xồm" được người dân miền núi thuở xưa chế biến bằng cách ủ chua nhằm bảo quản nguồn thức ăn trong quá trình đi rừng dài ngày hoặc khi thú rừng săn về ăn không hết. Cách thức này được người đồng bào truyền giữ cho đến ngày nay.

Bản Thái cổ bên dòng Nậm Xan

Bản Tùng Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương có 169 hộ dân, 782 nhân khẩu trong đó có gần 100% là cư dân đồng bào Thái với những phong tục, tập quán cổ xưa.

Cách trung tâm xã biên giới Tam Quang (Tương Dương) chừng 15km, men theo tuyến đường liên bản như dải lụa mềm vắt trên sườn núi để đến với bản Tùng Hương. Ảnh: Hồ Phương 

Dẻo thơm nếp lam Khe Kèm

Người ta vẫn hay nói nếu chưa đến thác Kèm chưa phải đến Con Cuông, đến thác Kèm chưa thưởng thức cơm nếp lam sau khi tắm thác thì quả là điều đáng tiếc. 

Để làm được một mẻ cơm lam ngon được người ăn tấm tắc rất kỳ công. Người Thái Con Cuông cũng phải có những bí quyết riêng để du khách đến ngắm thác Khe Kèm, thưởng thức cơm lam mãi nhớ.

Trước tiên nếp thơm phải được đãi sạch cho vào chậu nhôm ngâm một buổi cho nở ra. Khi ngâm có cùi dừa thái sợi chỉ, ngâm nước cốt dừa cho nếp thấm, đổ ra thúng cho ráo nước. Ống để lam nướng được chặt từ cây nứa non trong rừng, về chặt từng lóng một, nếu chặt ống già khi nướng lửa sẽ bị vỡ. 

Gạo nếp trộn với dừa thái nhỏ. Ảnh: Tường Vi 

17 thg 8, 2017

Ánh trăng Khmer

Cả nước Việt Nam có hơn 15.000 ngôi chùa, trong đó hầu hết là chùa Bắc tông, chùa Nam tông chỉ có 539 ngôi (hơn 3%). 539 ngôi chùa Nam tông ấy tập trung chính ở miền Tây Nam bộ và chủ yếu là Nam tông Khmer. Thí dụ, riêng Trà Vinh đã có tới 141 ngôi chùa Nam tông Khmer.

TPHCM có hơn 1.000 ngôi chùa, nhưng chỉ có 19 ngôi chùa Nam tông (dưới 2%). Khác với miền Tây, ở TPHCM chùa Nam tông chủ yếu là của người Việt, cả thành phố chỉ có 2 ngôi chùa Nam tông Khmer thôi. Đó là chùa Chantarangsay ở 164/235 đường Trần Quốc Thảo, thuộc phường 7, quận 3 và chùa Pothiwong ở 1985B Hồng Lạc, phường 10, quận Tân Bình.

Chùa Chantarangsay là ngôi chùa Nam tông Khmer to và đẹp nhất ở TPHCM (chùa Pothiwong to và đẹp... nhì!).

Cổng chùa

Đông Bích - làng của những nhà thơ

Làng Đông Bích sẽ như bao nhiêu làng quê xứ Nghệ khác trong tôi, nếu không phải nó đi vào trong rất nhiều bài thơ, câu chuyện của những nhà văn sinh ra, lớn lên ở làng. 

Cái tên Đông Bích hóa thật gợi với núi Quỳ, cây đa ba nhánh, khe Nhà Vàng... và những bà mẹ nông dân ru con, dạy con bằng ca dao tục ngữ, bằng thơ.

Đi từ Vinh, qua Thanh Chương đến thị trấn Đô Lương, dừng lại ở đường qua Đò Cung, rẽ tay trái đi mấy trăm mét nữa thì gặp làng quê bé nhỏ nằm giữa cánh đồng. Đó là làng Đông Bích của xã Trung Sơn, huyện Đô Lương.


Bến đò Cung hôm nay. Ảnh: Vương Trọng 

Độc đáo những món lam của người vùng cao

Lam là món ăn không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú ở vùng cao Nghệ An và ngày nay nó còn được phổ biến rộng rãi, được nhiều thực khách ưa chuộng.

Theo những già làng người Thái kể lại thì món lam xuất phát từ cộng đồng dân tộc này. Đây là món ăn dùng ống tre, nứa làm "nồi" để nấu chín các loại thức ăn. Ảnh: Đào Thọ