16 thg 8, 2017

Đình Giàn và những giá trị văn hoá lịch sử

Đình Giàn thờ thái úy Lý Phục Man làm thành hoàng làng thuộc địa phận thôn Cáo Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm,Hà Nội. Xưa kia thôn Cáo Đỉnh còn có tên nôm là làng Giàn. Đình làng Giàn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của một ngôi làng cổ.

Những giá trị văn hoá nghệ thuật
Đình Giàn toạ lạc trên khu đất cao, rộng rãi trong khu vực dân cư của làng. Đình hướng tây, nhìn ra đường lên cầu Thăng Long. Các bộ phận cấu trúc thành di tích bao gồm một ao rộng phía trước, sân, vườn và khu kiến trúc có nhiều nếp nhà ngang dọc tạo thành.

Đình Giàn có bố cục hình chữ Công cấu thành bởi hai dãy nhà ngang và một dãy nhà dọc. Song do được xây tường bao kín và quy mô của hậu cung tương ứng với nhà thiêu hương nên nhìn từ bên ngoài, di tích có kết cấu phảng phất bóng dáng của một ngôi đền cổ.

Nhà đại đình gồm năm gian hai dĩ xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Mái đình lợp ngói ta, mặt trước của ba gian giữa mở ba cửa lớn hình chữ nhật, hai gian bên xây tường bao. năm bộ vì được làm thống nhất theo kiểu thượng chồng rường giá chiêng hạ kẻ. Trên mỗi vì hai cột cái được làm dạng cột trốn đặt trên một quá giang to, dày. Hàng hiên hẹp. Nền nhà đại đình được tôn cao 50cm so với mặt sân phía trước, hai gian hồi xây bệ gạch cao 30cm để làm chỗ ngồi cho các giáp mỗi khi có việc làng.

Toàn cảnh đình Giàn. 

Duyên dáng nón lá Ngọc Mỹ

Nghề làm nón lá truyền thống ở xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, Hà Nội) không chỉ được người dân nơi đây bảo tồn và gìn giữ mà còn đem lại thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ dân.

Để làm nón, người dân Ngọc Mỹ thường mua lá cọ non từ tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên đem phơi khoảng 2 - 3 nắng làm nguyên liệu. Khi lá đã khô, người thợ đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây để là lá cho thẳng và cắt nhọn đầu lá. Để làm thành một sản phẩm nón hoàn chỉnh, người thợ sẽ mua khuôn nón ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội). Sau đó sẽ dùng những que nứa được chẻ nhỏ cuốn thành vành quanh khuôn nón. Bằng sự khéo léo và tỉ mỉ, người thợ sẽ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nứa rồi khâu. Khâu là một công đoạn khó nhất, vì lá dễ rách, nên đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ. Sau khi khâu xong, người thợ sẽ dùng kéo cắt lớp lá thừa và làm nốt cạp nón.

Sau khi khâu xong, người ta sẽ dùng kéo cắt lớp lá thừa và làm nốt cạp nón. 

Độc đáo vật dụng che mưa của các dân tộc vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên đầy nắng gió nhưng mưa cũng dầm dề dai dẳng không kém, kéo dài suốt sáu tháng trong năm. Để chống chọi với thiên nhiên trong mùa mưa, đồng bào các dân tộc đã tự tạo cho mình những tấm áo, nón đi mưa khá độc đáo từ các nguyên vật liệu sẵn có của núi rừng.

Đa dạng về hình dáng và kích thước
Những vật dụng để che mưa của các dân tộc vùng Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng về hình dáng và kích thước. Có cái hình tròn, cái hình vuông, hình chữ nhật và đặc biệt có loại thoạt trông người ta liên tưởng giống như nửa con thuyền. Nguyên liệu để làm chúng là một loại lá cây rừng gần giống với cây cọ rừng, hoặc lá của một loài cây hay mọc ở vùng đầm lầy mà người K’ho gọi là Tờm Sra. Ngoài ra, đồng bào còn dùng tre, lồ ô để làm khung, dây mây, hoặc vỏ cây để thắt kết làm quai đội.

Nón đội đầu

Sắc màu văn hóa người Khmer

Về Ðồng bằng sông Cửu Long, thăm những vùng đất Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang… chúng tôi dễ dàng nhận ra những vùng dân cư có đồng bào người Khmer sinh sống. Bởi ở đó có những ngôi chùa Khmer được xây cất theo lối kiến trúc chùa chiền Phật giáo nguyên thủy rất độc đáo nằm nổi bật trên các khu đất cao, rộng rãi. Xung quanh những ngôi chùa ấy chính là các phum, sóc của đồng bào Khmer quây quần sinh sống bình yên, hạnh phúc với những lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc. 

Ngôi chùa - “trái tim” của cộng đồng người Khmer
Chúng tôi theo chân anh bạn người Khmer tên là Thạch Ri Cơn về quê Trà Vinh chơi nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay. Nơi mà Ri Cơn dẫn chúng tôi vào thăm trước tiên không phải là nhà của mình, mà là một ngôi chùa Khmer có tên là Xoài Xiêm Mới. Ri Cơn đến vái lạy vị sư cả Thạch Nhứt trong chùa, cũng là thầy dạy anh trước đây. Đó là cách mà một Phật tử người Khmer thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn đến vị sư già.

Thạch Ri Cơn cho biết, ngôi chùa là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất của mỗi người dân Khmer, và cả cuộc đời của một người Khmer sinh sống ở Trà Vinh quê anh hầu như gắn bó với ngôi chùa.

Đối với người Khmer, ngôi chùa là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất. Ảnh: Nguyễn Luân

Lâu đài chứa hơn 20.000 chai rượu vang ở Phan Thiết

Khu tham quan được thiết kế như một lâu đài châu Âu, mở cửa từ sáng đến 7h tối.

Nhìn từ phía ngoài, tòa lâu đài có kiến trúc như tường thành, tường xây bằng gạch đỏ và trắng, xung quanh bao bọc nhiều cây xanh. 

Tòa lâu đài thuộc phường Phú Hài, mở cửa từ 7h sáng đến 7h tối hàng ngày, không nghỉ trưa. Khách mua vé tham quan giá 100.000 đồng, có nhân viên hướng dẫn và tham quan khi xuống hầm rượu. Vé gửi xe miễn phí.

Hải Tặc - quần đảo xinh đẹp cuối trời tây nam Tổ quốc

Bạn từng đi du lịch biển nhiều nơi và luôn băn khoăn về vấn nạn hiện nay là biển nhiều rác thải quá? Đến với quần đảo Hải Tặc (Kiên Giang), bạn có thể yên tâm.

Quần đảo Hải Tặc (Kiên Giang) được biết đến vào khoảng cuối thế kỷ 17, từng là căn cứ của hải tặc “Cánh Buồm Đen” khét tiếng. Toàn bộ quần đảo này thuộc xã Tiên Hải của thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.