26 thg 6, 2017

Văn Miếu Trấn Biên

Kể từ khi xây dựng vào năm 1715, Văn Miếu Trấn Biên (Biên Hòa - Đồng Nai) đã trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của xứ Đàng Trong trong thời kỳ phong kiến. Ngày nay, Văn Miếu Trấn Biên là một địa điểm du lịch lý thú để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt xưa trên bước đường khai phá vùng đất phương Nam. 

Năm 1715, sau khi lập nên dinh Trấn Biên, nhằm có nơi để bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục của dân tộc Việt trên vùng đất mới, Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) đã sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn Miếu Trấn Biên. Đây chính là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả Văn Miếu Huế (1808).

Sách Đại Nam nhất thống chí, bộ sách dư địa chí Việt nam viết bằng chữ Hán, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào thời vua Tự Đức, có viết: "Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp, phía Nam trông ra sông Phước Giang, phía Bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt. Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo...". 

Cổng vào Văn Miếu Trấn Biên ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

25 thg 6, 2017

Kiến trúc sư châu Á duy nhất đoạt giải Khôi nguyên La Mã

Với nhiều công trình nổi tiếng để lại như dinh Độc Lập (nay là Hội trườngThống Nhất), Viện Hạt nhân Đà Lạt, Viện ĐH Huế, Đại chủng viện Đà Lạt, chợ Đà Lạt…, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã trở thành một cây cao bóng cả của giới kiến trúc sư Việt Nam. 

Có rất nhiều bài báo viết về kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ nên bài viết này chỉ kể lại vài câu chuyện ít người biết, được chính ông kể cho tôi khi còn sống vào hơn 20 năm trước. Tôi vẫn còn nhớ rõ ông đã mặc một chiếc áo dài xanh khi tiếp tôi, một sự trọng thị hiếm có của bậc tiền bối đối với kẻ hậu sinh… 

Xứ Đoài đệ nhất đình So

Với một địa thế phong thủy độc đáo cùng nét kiến trúc cổ tiêu biểu, đình So (làng So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) được mệnh danh là ngôi đình cổ đẹp nhất xứ Đoài khi đã trải qua tuổi đời hơn 350 năm. 

Địa danh xứ Đoài là tên gọi của tỉnh Sơn Tây (cũ), một trong 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ (từ năm 1831) bao gồm diện tích của tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, phía Bắc tỉnh Phú Thọ, một phần tỉnh Tuyên Quang và thành phố Hà Nội ngày nay. Bởi vậy, tuy hiện tại địa danh xứ Đoài không còn nữa nhưng với một vùng diện tích rộng lớn, địa danh này có hàng trăm ngôi đình cổ, mà trong số đó đình So được mệnh danh là “đệ nhất” đình của xứ Đoài. Điều đó cho thấy vị thế quan trọng của ngôi đình này trong kho tàng kiến trúc cổ của vùng Bắc Bộ xưa.

Kiến trúc của đình So được các nhà nghiên cứu đánh giá và công nhận là một trong những ngôi đình cổ có kiến trúc mẫu mực nhất. Đình thờ tam vị Nguyên soái Đại Vương, là các vị tướng đã theo vua Đinh Tiên Hoàng đi dẹp loạn 12 sứ quân (giữa thế kỷ X).

Đình So nằm tại làng So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội, đình có tuổi đời hơn 350 năm.

Đám cưới người Giáy ở Tả Van

Những phong tục cổ trong đám cưới được người Giáy ở xã Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) gìn giữ cho tới ngày nay. Người Giáy xem đám cưới là ngày hội vui và họ tin rằng đám cưới càng tổ chức lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu. 

Trước khi diễn ra lễ cưới, đôi trai gái người Giáy phải trải qua một số nghi lễ theo phong tục như: “Thả mối mai” (dạm hỏi) và “mai mối lại” (mặc cả). Hai nghi lễ này chủ yếu bàn việc hôn nhân của đôi trẻ. Khi đã tìm được ngày tốt, nhà trai nhờ ông mối, bà mai đến nhà gái thông báo ngày giờ đón dâu.

Lễ đón dâu của người Giáy là tục lệ khá cầu kỳ và nhiều nét độc đáo. Đoàn đi đón dâu bao giờ cũng đủ các thành phần gồm có đội “pí lè” bốn người, hai cụ già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một chàng trai dắt ngựa cho cô dâu và một đoàn người để gồng gánh lễ vật.

Khi nhà trai đi đón dâu đến cổng nhà gái sẽ phải trải qua lễ giữ là bị chặn ngang bởi sợi chỉ hồng, mấy cành gai cản lối. Sau đó là chiếc bàn với đôi chén, hai chai rượu, hai chậu nước lã với hai chiếc chổi rơm chặn cửa để làm phép.

Tượng đất cổ chùa Nôm

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, Chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) vẫn còn lưu giữ khoảng gần 100 pho tượng cổ làm bằng đất có giá trị tâm linh và thẩm mỹ cao. 

Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 30 km, mất chừng hơn 40 phút chạy xe, du khách sẽ tới được chùa Nôm. Chùa Nôm còn có tên gọi khác là "Linh Thông cổ tự" bởi xưa ngôi chùa được dựng trong một khu rừng thông.

Chùa Nôm nằm tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

24 thg 6, 2017

Cá nục kho cay ăn với cháo trắng - món ngon bình dân ở Đà Nẵng

Cá nục chuối kho khô ăn cùng cháo trắng là món ăn bình dân nhưng thu hút thực khách mỗi lần đến Đà Nẵng.

Ngoài mì Quảng, cao lầu, bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da và các loại khô mắm, hàng quán Đà Nẵng còn có món cháo trắng khiến khách phương xa ưa thích. Cháo ở đây vẫn được nấu bằng gạo dẻo, lót đáy nồi chút lá dứa cho thơm, song điều khiến món ăn trở nên khác biệt so với cháo miền Nam chính là món mặn ăn kèm.