8 thg 6, 2017

Đi bộ dưới đáy biển ngắm san hô ở Cù Lao Chàm

Du khách đến với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam) sẽ được bơi lặn, đi bộ dưới đáy biển để chiêm ngưỡng những rạn san hô rực rỡ sắc màu. 

Du khách nước ngoài rất thích thú lặn ngắm san hô ở đảo Cù Lao Chàm Ảnh: V.Hùng 

Những rạn san hô thiên nhiên ở đây hoàn toàn là một thế giới khác, rất cảm xúc. Mọi người hãy chung tay bảo tồn, bảo vệ những rạn san hô tốt hơn, để nhiều người được lặn ngắm, chiêm ngưỡng.
Ông Richard Leech, du khách người Anh 

Có nhiều vùng san hô trên đảo cho du khách tự do lựa chọn như Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Nhờn, Rạng Mành, Bãi Bìm, Bãi Xếp, Đá Trắng... với khoảng 300 loài san hô khác nhau.

Về Ba Tơ nhớ thưởng thức món gà re

Về thăm huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi), quê hương cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và những thắng cảnh tuyệt vời, bạn sẽ có dịp thưởng thức món gà re nướng, gà re luộc chấm muối ớt và đưa cay với rượu cần.

Gà re chặt thành miếng đem nướng trên vỉ sắt như cách nướng của người Kinh - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều giống gà nhập ngoại, hoặc từ phía Bắc đem về nuôi ở Quảng Ngãi để bán lấy thịt nhưng những người sành ăn đều cho rằng "đệ nhất ngon" phải là giống gà re, hay nói đúng hơn là giống gà của người đồng bào dân tộc H’Re.

7 thg 6, 2017

Nguyễn Tất Nhiên: Một đời thơ bi thiết

Nguyễn Tất Nhiên là một hiện tượng của văn học miền Nam những năm 1970-1975. Tập thơ Thiên tai xuất bản năm 1970, lúc Nguyễn Tất Nhiên mới 18 tuổi, với những hình ảnh và ngôn từ khá lạ lẫm. Ngay lập tức, một số bài trong tập thơ này đã được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ bài Vì tôi là linh mục tuyệt hay: “Vì tôi là linh mục/ Giảng lời tình nhân gian.../ Một tín đồ duy nhất/ Đã thiêu hủy lầu chuông…/ Vì tôi là linh mục/ Không biết rửa tội người/ Nên âm thầm lúc chết/ Tội mình còn thâm vai”… Riêng nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ một loạt thơ Nguyễn Tất Nhiên thành những ca khúc rất được yêu thích.

Đòi nhuận bút những bài thơ phổ nhạc
Tôi quen Nguyễn Tất Nhiên khoảng đầu năm 1971, khi Nhiên đến tòa soạn tặng tôi tập thơ Thiên tai. Sau đó tôi thường gặp Nhiên ở nhà Du Tử Lê. Gọi là nhà nhưng đó chỉ là một căn phòng nhỏ trong cư xá Bưu Điện, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), nơi vợ chồng Du Tử Lê thuê ở tạm trong thời gian chờ mua nhà ở làng báo chí. Căn phòng chỉ rộng chừng vài chục mét vuông mà chị Thụy Châu, vợ Du Tử Lê, vừa làm nơi nấu nướng, ăn ngủ, tiếp khách. Vậy mà mỗi lần Nhiên đến ngủ lại, chiếm cái bàn viết của anh Lê, ngồi làm thơ, cả đêm uống trà, cà phê, hút thuốc khói bay mù mịt cả căn phòng.

Khánh Hòa: Độc đáo lễ hội yến sào truyền nối trăm năm

Theo lịch sử truyền lại, nghề yến sào Khánh Hòa được khai phá cách đây gần 700 năm và hàng năm cứ đến ngày 10.5 (âm lịch), những người làm nghề lại tề tựu về đảo Yến Hòn Nội (TP.Nha Trang) để tưởng nhớ các bậc tiền nhân. 

Một góc đảo Yến Hòn Nội - nơi thờ tự thủy tổ, đảo chủ Thánh Mẫu nghề yến sào Khánh Hòa. Ảnh: T.Thúy 

Ngày 4.6 (tức 10.5 âm lịch), tại đảo Yến Hòn Nội (TP. Nha Trang), Cty TNHH Nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hòa long trọng tổ chức lễ hội Yến Sào năm 2017. Gần 500 CBCNVNLĐ, chi tộc họ Lê và đông đảo người dân, du khách đã tham gia. Cách đây gần 700 năm, trên đường vào phương nam, đề đốc Lê Văn Đạt (thời nhà Trần) đã khai phá ra các đảo yến ở vùng biển phủ Bình Khang (là tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Nghề yến sào ra đời từ đó và đề đốc Lê Văn Đạt được suy tôn là thủy tổ ngành nghề yến sào Khánh Hòa.

Bộ sưu tập hơn 3.000 đồ cổ giữa đại ngàn

Là lính Tiểu đoàn 1 - Tiểu đoàn tăng cường thuộc Bộ Công an lên Tây Nguyên đánh Fulro, anh Đặng Minh Tâm (SN 1960) từng chiến đấu tại các điểm nóng Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng). Trong thời gian này, anh Tâm gắn bó với đồng bào K’Ho, Jrai... Nhận thấy nhiều hiện vật đang dần mai một, anh đã kỳ công sưu tầm hơn 3.000 hiện vật để góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa ở miền đất kỳ bí... 


Hơn 3.000 hiện vật vô giá

Thời gian chung sống với đồng bào K’Ho, Jrai, anh Tâm thân thiết gắn bó với họ, nhiều người quý mến gọi anh với cái tên gần gũi “anh K’Tâm”. Mỗi lần chuyển sang địa bàn khác để công tác, anh Tâm chia tay với bà con và được họ quý mến trao tặng nhiều nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt gắn bó với đời sống của họ. Nhờ đó, anh Tâm gắn kết với những báu vật, anh cất giữ, bảo quản cẩn thận từng thứ một. “Tôi rất quý những món quà bà con trao tặng và nó không thể thiếu trong đời sống của tôi. Sau cuộc chiến khốc liệt đánh Fulro, tôi về công tác tại Công an Lâm Đồng. Thời điểm này, tôi nhận thấy nhiều cổ vật Tây Nguyên đang mai một, nên quyết định sưu tầm và gìn giữ” - vị thượng tá công an nói.

6 thg 6, 2017

Con cá gô nhảy gột gột

Tui khoái ăn cá rô đồng, kể cả cá gô lẫn cá dzô. À, nghĩa là món cá rô miền Tây Nam bộ hay miền Bắc ấy mà. Ngặt cái là cá rô có nhiều xương, nên tui thường ăn những món mà cái vụ xương ấy đã được xử lý rồi. Thí dụ như ăn cá gô thì chọn món cá gô chiên giòn (nhai xương luôn), còn ăn cá dzô thì chọn bún (hay bánh đa) cá dzô đồng (người ta gỡ xương rồi).

Bạn tui ở nước ngoài về thăm quê cũ ở miền Tây Nam bộ. Vậy là phải cho bạn thưởng thức món cá gô nhảy gột gột.

Cá rô có một loại nhỏ chút éo, người ta kêu là cá rô bí, chỉ lớn cỡ 2 đốt ngón tay thôi (hoặc nhỏ hơn). Thú thiệt là tui chỉ biết... ăn, chớ hổng biết đó là con cá rô còn nhỏ hay là giống cá rô này nhỏ. Sau này hỏi mới biết người ta còn kêu là cá rô non, tức là con cá rô còn nhỏ. 

Con cá  bí ở trong gổ