5 thg 6, 2017

Cá bống sao – Đặc sản Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng

Món cá lóc nướng trui đã rất nổi tiếng đối với nhiều du khách đi du lịch miền Tây nhưng tại cù lao Dung của tỉnh Sóc Trăng cũng có một loài cá thơm ngon không kém đó chính là cá bống sao.

Cá bống sao có thịt dai, chắc, màu hồng. Món được chế biến từ loại cá này được nhiều người ưa thích nhất là kho tiêu, kho khô hay “kho chồn”. Ngoài các gia vị thường dùng thì hai loại gia vị không thể thiếu khi kho cá là sả, ớt để khử mùi tanh, đồng thời tạo mùi thơm và tăng cường độ ngon của cá.

Về Tây Ninh thưởng thức thằn lằn núi

Thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản Tây Ninh khá độc đáo và thường xuất hiện trên bàn nhậu của các cánh mày râu. 

Thằn lằn núi- đặc sản Tây Ninh
Thằn lằn núi Tây Ninh thuộc họ tắc kè, được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng trên lưng, đuôi có màu nâu nhạt và có kích thước cỡ bằng cườm tay. Thằn lằn chủ yếu sống trong các hốc núi, loài này chỉ có thể bắt trong tự nhiên vì hiện tại chưa có thể nuôi được theo phương pháp công nghiệp. Thằn lằn núi Tây Ninh thường có số lượng lớn từ tháng 4 đến tháng 8, vào những tháng này là mùa nóng, khô nên thằn lằn thường hay ra phơi nắng trên các chỏm đá. Để có thể bắt được thằn lằn thì cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức vì muốn bắt được chúng thì ta phải leo lên những vách núi cao, dùng trái sung, mối để có thể nhử thằn lằn ra khỏi hang sau đó sử dụng thòng lọng để có thể bắt sống chúng.

Món Zrúa người Cơ Tu

Ẩm thực truyền thống của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như các món nướng, lam, xông khói từ thịt, cá, củ… Đặc biệt, món zrúa là món thịt heo muối chua rất thơm ngon, đặc trưng của người Cơ Tu. 

Đến Đông Giang, Quảng Nam những ngày đầu xuân, trong sương sớm con đường vào buôn làng của người Cơ Tu lãng đãng sương mù lành lạnh. Hai bên đường hoa Pơ Lang nở khắp núi đồi.

Già làng Bríu Ngà (50 tuổi) ở thôn Aliêng, xã Ating (Đông Giang, Quảng Nam) cho hay, người Cơ Tu sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn có một nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Họ biết làm nhiều món truyền thống để ăn trong gia đình, đãi họ hàng, khách quý... nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Những món ăn từ thịt heo của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như: Thịt heo nướng nguyên con, thịt heo nướng mọi, thịt heo xông khói, thịt heo nướng ống tre... Mỗi món ăn có nét đặc trưng riêng, nhưng đều chứa đựng hương vị của núi rừng Trường Sơn. Người Cơ Tu đã có bí quyết muối chua thịt heo để lâu ngày mà vẫn không mất màu, mùi vị vẫn tươi ngon.

Về Đồng Tháp thưởng thức ốc treo giàn bếp

Ốc treo giàn bếp là một trong những món ăn nghe khá lạ tai với nhiều người. Nhưng với người dân Đồng Tháp thì đây là một đặc sản không thể thiếu.

Ốc treo giàn bếp
Ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cứ vào mùa lũ rút, nội đồng bắt đầu khô cạn, cá rút xuống ao đìa, sông rạch trú ẩn cũng là dịp để bà con tát đìa bắt cá, tôm và nhiều loại khác như rắn, rùa, cua, ếch , ốc.

Nói đến ốc lúc này nhiều người chê vì cho rằng bắt ốc làm gì phải xách mỏi tay. Tuy nhiên, chỉ có dân “ghiền” hay người sành điệu, biết thưởng thức mới bắt ốc để dành bằng cách treo trên giàn bếp chờ những tháng khô hay những ngày Tết mới dùng đến.

Công phu nghề đá ong xứ Đoài

Không chỉ dừng lại việc khai thác đá ong làm vật liệu xây dựng, những năm gần đây người dân xứ Đoài ở xã Bình Yên, huyện Thạch Thất (Hà Nội) còn sử dụng đá ong để chế tác các tác phẩm nghệ thuật mang lại lợi nhuận cao. 

Khi đặt chân tới huyện Thạch Thất, hỏi thăm đường thăm đường về xã Bình Yên, người chỉ đường cho chúng tôi bảo: “Các anh chị cứ đi thẳng đến khi nào thấy trên đường xếp nhiều đá ong ven đường là đến xã Bình Yên, ở đây giờ nhiều hộ làm nghề chế tác đá ong lắm”.

Và quả thật, khi chỉ mới bắt vào đầu xã rồi chạy dọc đường đến cuối xã, chúng tôi thấy rất nhiều biển đề tên cơ sở chế tác đá ong, những tảng đá ong nằm ngổn ngang ven đường cùng các sản phẩm mới với muôn hình vạn vẻ được tạc lên từ vật liệu này.

Tò mò về những con vật được điêu khắc tinh xảo với kích thước lớn được đặt ven đường, chúng tôi chọn cơ sở khai thác và chế tác đá ong Dũng Đá để hỏi thăm về việc sản xuất và chế tác đá ong của người dân Thạch Thất. Với sự mến khách của người dân xứ Đoài, anh Tăng Hữu Dũng- chủ cơ sở sản xuất cho chúng tôi biết, ngày trước hầu hết người dân ở đây chủ yếu chỉ làm công việc đào đá cho hợp tác xã, nhưng khi hợp tác xã giải thể nhiều người vì thích nên làm thử một vài con vật bằng đá ong. Rồi thấy khách hỏi mua thì tiếp tục làm, cứ thế cho đến giờ đã nhiều hộ tận dụng nguồn đá sẵn có của địa phương và thành lập cơ sở sản xuất chế tác đa dạng về chủng loại sản phẩm.

Đá ong có cấu tạo mềm, xốp, lỗ chỗ như tổ ong nằm dưới đất và được coi là một nguồn nhiên liệu độc đáo của người dân xã Bình Yên.

4 thg 6, 2017

Suối xanh lơ

Bản Pác Bó (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) là nơi khởi nguồn của một con suối mà từ xưa người dân nơi đây gọi là suối Giàng. Do bắt nguồn từ núi đá vôi nên dòng suối trong vắt, phản chiếu ánh sáng thành một màu lục lam tuyệt mỹ (đó là tôi nghe giải thích như vậy, nếu có sai về mặt khoa học xin mọi người đính chính lại dùm). Màu xanh biếc của dòng suối thấp thoáng giữa ngàn xanh lá rừng tạo nên bức tranh làm say đắm lòng người. Nhiều người so sánh nơi đây với mặt nước trong xanh ở danh thắng Cửu Trại Câu thuộc Tứ Xuyên, Trung quốc.