6 thg 7, 2016

Đổi gió ở Thạch Bằng

Nếu đã chán những điểm đến quá nổi tiếng và lâu đời, thì Xuân Hải (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) có thể là một "tham khảo" để bạn “làm mới mùa hè” này.

Bãi biển Xuân Hải cách trung tâm TP Hà Tĩnh khoảng 15km về phía đông bắc, nằm xa khu dân cư nên có vẻ đẹp khá mềm mại và hoang dại. Tuy nhiên giao thông đến khu vực này khá thuận lợi, hạ tầng đường sá được quy hoạch mở rộng nhằm thúc đẩy và phát huy tiềm năng du lịch biển. 

Mùa lêkima chín

Tưởng đâu sẽ bị tiệt chủng, không ngờ từ thập niên 1990 đến nay, loại trái gắn liền với bài hát về nữ anh hùng Võ Thị Sáu lại hồi sinh, trở thành món ăn đầy ắp kỷ niệm những vùng quê. 

Lêkima mùa trái chín - Ảnh: Hoài Vũ 

Theo bách khoa từ điển Wikipedia, lêkima có tên tiếng Pháp là pouteria lucuma, thuộc họ Sapotaceae. Khi trái chín, ruột có màu vàng đẹp như lòng đỏ hột gà luộc nên còn có tên là cây quả trứng gà.

Vị ngon xưa cũ ở bánh cuốn Hương Hường

Bà Lộc, chủ nhân đầu tiên của hàng bánh cuốn 17 Phan Phù Tiên (phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) đã bán món bánh cuốn có thịt này từ thời kỳ bao cấp của thế kỷ trước. 

Một phần bánh cuốn chả đặc trưng ở Hương Hường 

Bà bắt đầu bán bánh cuốn thịt trong thời kỳ mà phải lâu lâu công chức bình thường mới có thể ăn bánh cuốn Thanh Trì, hoàn toàn không thịt. Đó cũng là thời gian để mua được thịt rất khó, và bánh cuốn Thanh Trì của những hàng rong có thể đổi bằng gạo. Ấy vậy mà bà nổi danh từ những năm khó khăn ấy, với thứ bánh rất điệu đàng, khác hẳn với những thúng bánh cuốn người bán vừa đi vừa rao “ai bánh cuốn không, ai đổi bánh cuốn không”. 

Dòng họ được 5 đời vua ban tặng 9 sắc phong

Dòng họ Nguyễn Sỹ tại làng Tú Viên (Thanh Lương, Thanh Chương) lâu nay vẫn được biết đến là chiếc nôi nuôi dưỡng nhiều thế hệ “anh tài”. Trong đó có 2 nhân vật xuất chúng là Nguyễn Sỹ Xung và Nguyễn Sỹ Ẩn đã được 5 đời vua phong tặng 9 sắc phong.

Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của Vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức hay khen thưởng những người có công với đất nước . Sắc phong truyền tải lại cho hậu thế các tư liệu quý giá về công lao và biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với nhân vật đó. Hiện nhà thờ Đại tôn của dòng họ Nguyễn Sỹ còn lưu giữ các sắc phong của dòng họ. Qua nhiều biến động của thời gian, đến nay chỉ còn 4 sắc phong của võ tướng Nguyễn Sỹ Xung, 5 sắc phong còn lại đến nay đã không còn. 

Độc đáo khèn Mông

Từ bao đời nay, chiếc khèn là nhạc cụ không thể thiếu được của đồng bào Mông. Chiếc khèn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tinh thần, có mặt trong tất cả các ngày lễ, tết, là công cụ chuyển tải những cảm xúc buồn, vui của đồng bào Mông.

Tiếng khèn Mông lúc vi vút, xào xạc như cây rừng gặp gió, lúc véo von tựa chim trên đỉnh núi cao, lúc lại ào ào như thác đổ. Những dịp hội hè, hay trong các tang lễ họ đều đến thổi với những điệu khác nhau. 

Trang sức bằng bạc độc đáo của người Mông Nghệ An

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở miền Tây Nghệ An, bạc trắng chiếm một vị trí rất quan trọng. Từ của cải được cất bằng bạc nén tới những bộ trang phục truyền thống được đính kèm bạc đã thể hiện rõ nét văn hóa riêng có của bà con.

Trước đây, đồng bào dân tộc Mông ở miền Tây Nghệ An có tục thách cưới bằng bạc trắng. Cứ một đám cưới, nhà trai phải đi lễ cho nhà gái 2 thỏi bạc nén và 2 đồng bạc Kip. Đến năm 2002, tục này đã được bỏ, nhưng bạc trắng vẫn gắn liền với đời sống của bà con nơi đây.