Hiện Nghi Văn (Nghi Lộc) có 1.667 ha rừng đang được người dân địa phương khoanh nuôi và bảo vệ, trong đó diện tích này là rừng thông. Nhờ khai thác nhựa từ thông mà cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể.
5 thg 7, 2016
'Vàng trắng' trên vùng đất cằn Nghi Văn
Bình quân mỗi năm, 1 ha thông cho gần 18 tấn nhựa. Hơn 1.000 ha thông cho trữ lượng "vàng trắng" dồi dào trên đất cằn Nghi Văn (Nghi Lộc- Nghệ An), giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Đôi nét về lễ hội Óc Om bóc và đua ghe ngo của đồng bào Khmer
Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều điểm đến đầy hấp dẫn du khách. Đó là những hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc; là kiến trúc chùa chiền, sản phẩm du lịch độc đáo, ẩm thực nổi tiếng, là những làng nghề truyền thống của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, lễ hội Oc om bóc và Đua ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer là một trong những lễ hội chính thu hút hàng trăm ngàn người trong và ngoài tỉnh tham dự. Theo tương truyền Lễ hội đã có từ rất lâu đời, khi con người bắt đầu biết trồng lúa nước. Lễ hội có ý nghĩa: thứ nhất là đưa tiễn nước ra sông, vì thời gian tổ chức Lễ hội vào thời điểm cuối năm, lượng mưa đã giảm nhiều, mực nước ở ruộng, ao, hồ, sông bắt đầu hạ xuống; thứ hai, các nhà nông bắt đầu vào thu hoạch vụ mùa và các nông sản; thứ ba, đồng bào Khmer vốn đã được tiếp thu cả hai nền văn minh của đạo Bà – la – môn và đạo Phật, nên mới có nghi lễ Cúng Trăng trong lễ hội Oc om boc.
Lễ Oc om bóc: Còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" (Bon sâm peah preah khe) là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ Oc om bóc: Còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" (Bon sâm peah preah khe) là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.
3 thg 7, 2016
Có một ngôi chùa làng quê trong lòng thành phố
Địa chỉ cũ của chùa là 13/32, ấp Tăng Phú, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 - còn địa chỉ mới là 13/32 đường 102, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9. Thú thiệt là đọc cả 2 địa chỉ đó tui đều nghĩ là tìm cho ra ngôi chùa đó chắc gian nan lắm. Ấy vậy mà vừa ra khỏi con đường Lê văn Việt sầm uất khoảng vài trăm met đã thấy ngay ngôi chùa. Vị chi chùa cách ngã tư Thủ Đức chỉ có 2 km.
Điều bất ngờ kế tiếp là vừa bước qua cổng chùa tui có cảm giác như mình vừa tới một chốn làng quê yên ả, dù rằng cách đó chỉ vài trăm mét thôi là chốn đô thành nhộn nhịp.
Bước qua cổng tam quan, bên tay trái là ngôi chùa mái ngói cổ kính.
Điều bất ngờ kế tiếp là vừa bước qua cổng chùa tui có cảm giác như mình vừa tới một chốn làng quê yên ả, dù rằng cách đó chỉ vài trăm mét thôi là chốn đô thành nhộn nhịp.
Bước qua cổng tam quan, bên tay trái là ngôi chùa mái ngói cổ kính.
Vì sao người Mông ở Nghệ An dùng dao có mũi nhọn?
Cũng như các cộng đồng người Mông ở các vùng miền khác, người Mông ở trên địa bàn miền Tây Nghệ An vẫn còn lưu giữ được những nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình.
Cuộc sống quanh năm trên núi cao đã buộc phải sử dụng những vật dụng đặc trưng để mưu sinh và chống chọi với điều kiện, môi trường sống khắc nghiệt. Và người Mông đã tạo ra chiếc dao nhọn riêng có cho dân tộc mình. Không chỉ có vậy, với sự khéo léo của mình, những người thợ thủ công trên miền rẻo cao đã thực sự thổi hồn vào các sản phẩm "thép nung" độc đáo từ nghề rèn.
Cuộc sống quanh năm trên núi cao đã buộc phải sử dụng những vật dụng đặc trưng để mưu sinh và chống chọi với điều kiện, môi trường sống khắc nghiệt. Và người Mông đã tạo ra chiếc dao nhọn riêng có cho dân tộc mình. Không chỉ có vậy, với sự khéo léo của mình, những người thợ thủ công trên miền rẻo cao đã thực sự thổi hồn vào các sản phẩm "thép nung" độc đáo từ nghề rèn.
Những chiếc dao của người Mông có mũi nhọn như 1 thanh kiếm có nguồn gốc lịch sử sâu xa từ các cuộc thiên di và đấu tranh sinh tồn của họ.
Cơm gà Phú Yên
Đến với Phú Yên, nếu đã quá ngán những bữa tiệc hải sản dư thừa chất đạm, muốn đổi bữa thì một gợi ý dành cho các bạn đó chính là đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân nơi đây: món cơm gà Phú Yên.
Phú Yên không chỉ nổi tiếng cả nước bởi cảnh đẹp hoang sơ của vô vàn danh thắng trải dài khắp xứ Nẫu, là kỳ quan Gành Đá Dĩa, cực Đông Mũi Điện, Vịnh Xuân Đài, Bãi Xép... mà còn được biết đến là vùng đất của rất nhiều món ăn đặc sắc. Với lợi thế rất lớn của hệ thống vịnh, đầm, phá... đến Phú Yên du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ngon được chế biến từ hải sản với giá cả không thể rẻ hơn.
Nhưng nếu đã quá ngán những bữa tiệc hải sản dư thừa chất đạm, muốn đổi bữa thì một gợi ý dành cho các bạn đó chính là đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân nơi đây: món cơm gà Phú Yên.
Phú Yên không chỉ nổi tiếng cả nước bởi cảnh đẹp hoang sơ của vô vàn danh thắng trải dài khắp xứ Nẫu, là kỳ quan Gành Đá Dĩa, cực Đông Mũi Điện, Vịnh Xuân Đài, Bãi Xép... mà còn được biết đến là vùng đất của rất nhiều món ăn đặc sắc. Với lợi thế rất lớn của hệ thống vịnh, đầm, phá... đến Phú Yên du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ngon được chế biến từ hải sản với giá cả không thể rẻ hơn.
Nhưng nếu đã quá ngán những bữa tiệc hải sản dư thừa chất đạm, muốn đổi bữa thì một gợi ý dành cho các bạn đó chính là đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân nơi đây: món cơm gà Phú Yên.
Đến Bình Liêu check-in những “cột mốc thiên đường” miền biên ải
Là vùng biên giới có gần 50km đường biên giáp với Trung Quốc, Bình Liêu được coi là “thiên đường cột mốc” để du khách thỏa sức khám phá và chinh phục.
Được thiên nhiên ưu ái cho nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Bình Liêu có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch. Huyện miền núi nghèo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh (cách Hạ Long chừng hơn 100 cây số) chẳng khác gì một "Sapa thu nhỏ" ở vùng Đông Bắc. Có người ví Bình Liêu giống như một cô thiếu nữ miền sơn cước đang dần thức tỉnh sau giấc ngủ dài.
Bình Liêu (Quảng Ninh) có thể còn là một địa danh khá xa lạ với khách du lịch. Nhưng nếu đã từng một lần đặt chân đến vùng đất này, chẳng ai có thể cưỡng nổi vẻ hút hồn từ cảnh vật tới con người nơi đây.
Được thiên nhiên ưu ái cho nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Bình Liêu có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch. Huyện miền núi nghèo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh (cách Hạ Long chừng hơn 100 cây số) chẳng khác gì một "Sapa thu nhỏ" ở vùng Đông Bắc. Có người ví Bình Liêu giống như một cô thiếu nữ miền sơn cước đang dần thức tỉnh sau giấc ngủ dài.
Bình Liêu được ví như cô thiếu nữ miền sơn cước vừa thức tỉnh sau giấc ngủ dài. Ảnh: Page Du lịch Bình Liêu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)