22 thg 6, 2016

Bãi đá biển Thuận Quý: Điểm tham quan yên bình và thơ mộng

Nằm cách trung tâm thành phố 30 km, biển Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) được du khách yêu thích bởi sóng biển êm dịu, mặt nước trong xanh và đặc biệt những bãi đá nhảy vô cùng hoang sơ tạo ấn tượng đối với du khách.

Bãi đá nằm cách Mũi Kê Gà chừng 2km, đây là địa điểm thường được du khách dừng chân chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc đẹp mỗi khi có dịp đi ngang qua. Bãi đá có nhiều hình dạng tròn, vuông… có chiều cao lên đến 5 mét, bãi đá được người dân địa phương ví như một khu vườn đá. Đứng ở bãi đá, du khách tha hồ tưởng tượng những hình thù khác nhau, có lúc như một chú voi khổng lồ đang phun vòi nước, có lúc bãi đá trông giống khuôn mặt người như đang chào đón du khách ghé thăm… Thế đá dựng đứng như những vịnh nhỏ với bờ cát mềm và vách đá bao quanh, ở đây du khách có thể thả mình, nô đùa với làn nước biển trong xanh…

Dưới đây là những hình ảnh bãi đá:


Vui Tết Ramưwan ở Vĩnh Hanh

Tết Ramưwan - tết cổ truyền quan trọng nhất của đồng bào Chăm Hồi giáo. Năm nay theo phong tục hơn 15.000 người Chăm Hồi giáo ở Bình Thuận đón Tết Ramưwan sớm hơn năm trước 12 ngày. Nhân dịp Tết cổ truyền Ramưwan chúng tôi về Vĩnh Hanh - thôn người Chăm Bà Ni ăn tết cùng đồng bào. Trưa ngày 6/6 cả thôn Vĩnh Hanh đâu đâu cũng rộn ràng. Người lớn, trẻ nhỏ gương mặt vui tươi, phấn khởi trong bộ quần áo mới. Đường làng như nhộn nhịp hẳn lên bởi cờ, hoa, khách từ xa đến thăm hỏi, chúc tết. 

Mâm cỗ cúng ông bà ngày tết của người Chăm Bà Ni. 

21 thg 6, 2016

Ghé thăm làng tạc tượng truyền thần độc đáo nhất Việt Nam

Tôi theo chân nhóm Đình làng Việt đi điền dã đến các di tích đình, đền và chùa cổ trên đất Hải Phòng và có cơ hội ghé thăm làng mộc thôn Bảo Hà nổi tiếng của thành phố hoa phượng đỏ.

Tượng Linh Lang đại vương (giữa) và hệ thống tượng trong miếu Bảo Hà. 

Chúng tôi đến miếu Bảo Hà (hay miếu Cả) nằm trên địa phận ba thôn Bảo Động, Hà Cầu và Mai An của xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, nơi lưu giữ nhiều bức tượng gỗ quý hiếm với phong cách tạc tượng độc đáo của nghệ nhân Vĩnh Bảo. Đặc biệt trong miếu có thờ tượng Linh Lang đại vương, được dân quanh vùng coi là báu vật. Bức tượng được tạc với tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể chuyển động, có thể đứng lên một cách nhẹ nhàng rồi lại từ từ ngồi xuống.

Ngoạn cảnh chùa Linh Sơn nơi đảo xa

Với lối kiến trúc độc đáo, lại có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, chùa Linh Sơn là điểm đến hành hương, vọng cảnh không thể bỏ qua khi du khách vượt trùng khơi đến với đảo Phú Quý, Bình Thuận. 

Phú Quý là một hòn đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 120 km về hướng đông nam. Nơi đây đang thu hút du khách nhờ cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp cùng nhiều điểm đến hấp dẫn, trong số đó không thể không nhắc đến ngôi chùa cổ Linh Sơn hơn 100 tuổi nằm trên đỉnh núi Cao Cát, ở độ cao 106 m so với mực nước biển 

Quán bánh căn vỉa hè hơn 10 năm ở Sài Gòn

Bên chiếc lò đúc lúc nào cũng đỏ lửa, chiếc bánh vừa chín tới có màu vàng ruộm, được chấm miếng nước mắm khiến thực khách khó lòng mà không quay trở lại.

Bánh căn là một trong những món ăn mà thực khách đến Sài Gòn không nên bỏ qua. Nếu có dịp đến quận 7, bạn hãy thử tìm quán bánh căn lúc nào cũng tấp nập người ăn trên đường số 10 cắt ngang đường Nguyễn Thị Thập. 

Thực khách đến quán sẽ có cơ hội ngồi cạnh bên một dãy các bếp lò và quan sát chủ quán đổ bánh tại chỗ. Ảnh: Phong Vinh 

Trần Chánh Chiếu - đại điền chủ uyên bác

Ngôi chợ lâu đời nhất Sài Gòn, được thành lập từ những năm 1750 là chợ Trần Chánh Chiếu, vốn quen thuộc với người Sài Gòn qua hình ảnh một khu chợ chuyên bán gạo. Chợ nằm trên đường Trần Chánh Chiếu, thuộc quận 5, TP.HCM.

Trước đây đường Trần Chánh Chiếu vốn là đường Des Tamariniers, rồi Ngô Tùng Châu. Sau năm 1955 được mang tên ông Gilbert Chiếu, một đại điền chủ mang quốc tịch Pháp từng làm tới chức đốc phủ sứ. Vì sao sau năm 1975, qua nhiều lần đổi tên đường mà ông vẫn được giữ tên đường? GS Trịnh Vân Thanh từng nhận xét: Trần Chánh Chiếu vốn là một người yêu nước, có tinh thần hy sinh cao quý. Để kiến tạo xứ sở và canh tân guồng máy cai trị, ông thường viết bài công kích chính sách cai trị lỗi thời của Pháp. Ông lại hô hào cổ võ việc khuếch trương kinh tế và dùng hàng nội hóa để chấn hưng nền kinh tế quốc gia. Ông cũng chủ trương một nền văn hóa tân tiến hợp với cao trào văn minh phương Tây…

Trong các “phú hộ” miền Nam, ông được xem như người có kiến thức uyên bác nhất.