3 thg 5, 2016

Rau mùa nắng hạn

Tháng Ba, tháng Tư hằng năm là đỉnh điểm của mùa khô hạn ở miền Tây Nam bộ. Ruộng đồng trơ rạ, đất vườn nứt nẻ, dưới sông, rạch nước cạn queo. Vậy mà trong tiết trời như thế nhiều loại rau mọc hoang vẫn xanh tốt lạ thường; dường như thiên nhiên muốn bù đắp lại chút dưỡng chất của đất đai cho người miền quê vậy.

Bình bát dây lá màu xanh đậm, non mướt, có trái gần giống dưa chuột (loại dưa leo trái nhỏ) khi chín có màu đỏ, hột có vị đắng nhưng phơi khô nấu nước uống vừa giải độc, vừa lợi tiểu. Trưa nắng nóng, hái mấy nắm lá bình bát dây rửa sạch nấu canh với cá trê, cá rô, hay độc đáo hơn là nấu với hột vịt lộn. Bắc nồi nước sôi, thả vào nồi vài hột vịt lộn đã luộc chín bỏ vỏ, chờ sôi lại nêm nếm vừa ăn rồi cho lá bình bát dây vào đảo đều. Món ăn dân dã, bổ dưỡng và mát nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng.

Canh bình bát dây nấu hột vịt lộn

8 điểm du lịch tâm linh không nên bỏ qua khi đến Cửa Lò

Vào kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, ngoài những điểm đến như bãi tắm, chợ hải sản, làng nghề truyền thống, nhà hàng, khách sạn… thì du lịch tâm linh cũng thực sự hấp dẫn du khách khi đến với Cửa Lò.

1. Đền Làng Hiếu

Lễ hội đền Làng Hiếu. 

Đền Làng Hiếu thuộc phường Nghi Hải (TX.Cửa Lò), có lịch sử hơn 300 năm hình thành. Đây là nơi thờ phụng thần ngư với 85 ngôi mộ cá ông.

Khởi sắc nghề gốm ở Kim Lan

Từ nguyên liệu đất làng, qua bàn tay khéo léo cùng với việc sử dụng công nghệ mới trong sản xuất đã giúp đời sống kinh tế của các hộ dân làng gốm sứ Kim Lan (huyện Gia Lâm, Hà Nội) ngày càng phát triển khi sản phẩm gốm của họ tìm lại chỗ đứng trên thị trường. 

Đã có một thời gian dài, các hộ làm gốm ở Kim Lan sử dụng lò nung than truyền thống. Than sẽ được nghiền nhỏ trộn với sỉ, đất, nước sau đó đắp từng bánh nhỏ lên tường cho khô. Sản phẩm gốm mộc được xếp vào lò nung đan xen với từng bánh than sẽ được nung chín trong vòng một vài ngày.

Tuy nhiên, do khả năng cách nhiệt kém, các lò than tiêu tốn một lượng năng lượng lớn, đồng thời gây ô nhiễm làng nghề với bụi và khói, làm nguy hại đến sức khỏe của trẻ em và các gia đình sống gần lò nung.

Nắm bắt được sự những khó khăn về nguồn vốn cũng như sự e ngại phải đầu từ thêm của người dân. Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã phối hợp cùng Bộ Công Thương đã đưa ra cơ chế tài trợ vốn 6,5 triệu USD thuộc chương trình Hỗ trợ đầu tư xanh. Trong đó, Đại sứ quán Đan Mạch sẽ tài trợ 50 % số vốn cho các hộ gia đình muốn mở rộng sản xuất, chuyển đổi từ đun gốm thủ công sang đun công nghiệp tại làng gốm sứ Kim Lan.

Ngoài việc nung gốm bằng lò ga, mọi công đoạn làm gốm của người dân làng Kim Lan vẫn theo cách thủ công thông thường.

Lời đồn quanh đường hầm trong 'Dinh bà Nhu'

Biệt điện Lam Ngọc. Ảnh: L.V 

Trước đây người Đà Lạt vẫn quen gọi khu biệt điện của bà Trần Lệ Xuân (vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu) là 'Dinh bà Nhu', nơi này được gắn bảng 'khu vực cấm vào' và luôn có binh lính bảo vệ nghiêm ngặt. 

Thuê kỹ sư Nhật thiết kế vườn
“Dinh bà Nhu” được xây dựng năm 1958, là một quần thể gồm ba biệt thự Lam Ngọc, Bạch Ngọc và Hồng Ngọc, được thiết kế, xây dựng mô phỏng theo kiến trúc Pháp, tọa lạc bên một đồi thông rộng khoảng 1,3 ha, nay là số 2 Yết Kiêu, TP.Đà Lạt. 

Chuyện kỳ lạ quanh biệt thự Phi Ánh

Biệt thự Phi Ánh Ảnh: L.V 

Bên cạnh người tình thứ nhất là Mộng Điệp, vị cựu hoàng đa tình Bảo Đại còn dành nhiều tình cảm cho người đẹp Phi Ánh. Tương tự Mộng Điệp, Phi Ánh cũng được tặng ngôi biệt thự sang trọng.

Tọa lạc trên trục đường gần nhà ga xe lửa Đà Lạt (số 1A và 1B Quang Trung, P.9, TP.Đà Lạt), biệt thự Phi Ánh được xây dựng chủ yếu bằng đá granite rất độc đáo. Theo một số nhà nghiên cứu, vào năm 1940, vua Bảo Đại đã mua biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng người tình Phi Ánh. Từ đó, biệt thự có tên là Phi Ánh.

Đường hầm bí mật trong biệt điện Bảo Đại

Biệt điện số 1 Bảo Đại sau khi sửa chữa Ảnh: L.V 

Cách đây 2 năm, biệt điện số 1 của vua Bảo Đại tại TP.Đà Lạt đã hoàn thành việc trùng tu và đưa vào phục vụ du khách. Tuy nhiên, ít người biết rằng bên dưới biệt điện này có một đường hầm bí mật. 

Thời gian làm quốc trưởng, Bảo Đại cho mua lại một dinh thự cổ kính, uy nghi của một viên chức người Pháp tên là Robert Clément Bourgery (xây dựng vào những năm 1940, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 4 km về hướng đông nam), để làm tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “Hoàng triều cương thổ”, ngày nay hay được gọi là biệt điện số 1 Bảo Đại.