Hòn Bà, cái tên nghe giống một hòn đảo, thế nhưng đó lại là tên một ngọn núi ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Dân Khánh Hòa cũng vui tính, hầu hết các ngọn núi ở đây đều được gọi là Hòn: Hòn Giữ, Hòn Ngang, Hòn Giút, Hòn Chảo, Hòn Chát...
Hòn Bà là một trong những ngọn núi cao ở Khánh Hòa. Độ cao chính xác đo được hiện nay là 1.578 met. (Sách Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư viết năm 1967 chỉ ghi chiều cao Hòn Bà khiêm tốn là 1.356 met, có lẽ lúc đó chưa có điều kiện đo đạc chính xác).
26 thg 4, 2016
Du lịch nhà đồng bào Ba Na ở Kon Tum
Tuy còn khá mới mẻ, song loại hình “du lịch cộng đồng” bước đầu đã được hình thành, phát triển ở một số thôn, làng và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum. Trong căn nhà mang đậm bản sắc ở làng Plei Klăch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, được giới thiệu với du khách về nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na vùng bắc Tây Nguyên là niềm tự hào của ông A Biu.
Du khách nước ngoài tập múa xoang ở nhà ông A Biu
Lần đầu tiên đến thăm gia đình ông A Biu ở Plei Klăch, chị Suzan và người bạn đến từ nước Mỹ xa xôi không giấu niềm vui thích, yêu mến. Họ mặc váy áo của người phụ nữ Ba Na, cùng hòa vào nhịp chiêng rộn ràng, bỡ ngỡ những bước chân theo vòng xoang quấn quýt và thử gõ vào chiếc cồng có vẻ đầy bí ẩn một cách đầy hứng khởi. Bữa trưa đơn giản với mấy ống cơm nấu củi, gà nướng và đặc biệt là món gỏi măng khô… cũng để lại ấn tượng thật khó quên.
Chắp cánh cho tiếng đàn T’rưng
Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cực bắc Tây Nguyên được gìn giữ, phát huy nhờ nỗ lực trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đam mê và sáng tạo, lớp người trẻ hôm nay đang chắp cánh cho những giá trị tinh thần quý giá lan tỏa, vang xa.
Kaly Tran biểu diễn trong dàn hòa tấu đàn T’rưng
Rong ruổi theo những chuyến lưu diễn ngoài tỉnh, sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Kaly Tran có nhiều thời gian ở Kon Tum hơn. Vừa tham gia biểu diễn trong Chương trình “Trải nghiệm - Khám phá di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ ở Kon Tum” Xuân Bính Thân 2016, chàng trai được xem là linh hồn của đội nghệ nhân Bahnah làng Kon Klor ( Phường Thắng Lợi, TP Kon Tum ) lại chuẩn bị tiết mục chào mừng khai mạc Liên hoan Văn hóa dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3-năm 2016. Tiếng đàn T’rưng mộc mạc trong đời sống của lũ làng thuở nào, giờ đây, trở nên mới mẻ, lôi cuốn, hấp dẫn.
Nét đẹp chùa Trà Tim
Mỗi
ngôi chùa ở Sóc Trăng ngoài giá trị văn hóa truyền thống, còn là một
địa chỉ đỏ của người dân trong vùng. Chùa Chrui Tưm Chắs là một trong
những ngôi chùa tiêu biểu ấy. Theo ngôn ngữ Khmer, Chrui Tưm Chắs có
nghĩa là ở giữa, chính giữa, vì chùa này nằm giữa hai ngôi chùa đã có
trước: Chùa Luông Basắc Bãi Xàu ở hướng cách chùa 7 km và chùa
Anh-tắc–co–xây, ở hướng Tây Bắc cách khoảng 4 km. Người dân quanh vùng
gọi là chùa Trà Tim, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, khóm Tâm Trung,
Phường 10, TP. Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố gần 3 km hướng về Bạc
Liêu. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer cổ, có diện tích rộng trên
38.600 m². Ban đầu chùa đã được khởi dựng bằng gỗ, lợp lá cách nay gần 500 năm.
Đến nay, chùa đã trải qua 20 đời trụ trì, nhiều lần trùng tu, hai lần tu sửa lớn nhất còn ghi chép lại vào năm 1888 và gần đây nhất là năm 1952 chánh điện cũ được xây dựng mới kiên cố và sử dụng đến hôm nay. Ngôi chùa được bao bọc với hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ để tạo bóng mát và để lấy gỗ sửa chùa hoặc cất nhà, làm thuyền, làm ghe Ngo khi cây đã già. Chùa có 3 cổng, 01 cổng chính và 02 cổng phụ, cổng phía sau chùa hướng ra quốc lộ 1A.
Từ cổng chùa đi thẳng vào bên tay trái là chúng ta bắt gặp ngôi chánh điện cổ kín được xây dựng lại 1952, diện tích 260 m² (13m x 20m), trên một nền cao hơn mặt đất 2,6m, chân nền rộng và giật cấp lùi dần về bên trên thành hình tam cấp, mỗi cấp có 4 cổng lên xuống ở 4 hướng đông, bắc, tây, nam. Tây, mỗi bên có 06 cửa.
Đến nay, chùa đã trải qua 20 đời trụ trì, nhiều lần trùng tu, hai lần tu sửa lớn nhất còn ghi chép lại vào năm 1888 và gần đây nhất là năm 1952 chánh điện cũ được xây dựng mới kiên cố và sử dụng đến hôm nay. Ngôi chùa được bao bọc với hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ để tạo bóng mát và để lấy gỗ sửa chùa hoặc cất nhà, làm thuyền, làm ghe Ngo khi cây đã già. Chùa có 3 cổng, 01 cổng chính và 02 cổng phụ, cổng phía sau chùa hướng ra quốc lộ 1A.
Từ cổng chùa đi thẳng vào bên tay trái là chúng ta bắt gặp ngôi chánh điện cổ kín được xây dựng lại 1952, diện tích 260 m² (13m x 20m), trên một nền cao hơn mặt đất 2,6m, chân nền rộng và giật cấp lùi dần về bên trên thành hình tam cấp, mỗi cấp có 4 cổng lên xuống ở 4 hướng đông, bắc, tây, nam. Tây, mỗi bên có 06 cửa.
Sala chùa Trà Tim
Phước Đức cổ miếu – Điểm du lịch tiềm năng của huyện Thạnh Trị
Thạnh Trị là địa phương có khá nhiều cơ sở thờ tự mang nét di tích văn hóa tín ngưỡng: đình, chùa, miếu... Trong đó, có 3 cơ sở thờ tự thường xuyên đón nhiều khách thập phương đến tham quan đó là Đình thần Phú Lộc, Đình thần Nguyễn Trung Trực (ấp xã Mau 1- thị trấn Phú Lộc) và Chùa Ông Bổn với tên gọi là Phước đức Cổ miếu, nơi có tiềm năng phát triển thành địa điểm du lịch của huyện.
Phước Đức Cổ Miếu nằm trong khuôn viên hơn 3.000 m2 cạnh Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn ấp 1, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời, cách đây hơn 100 năm, được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ. Theo ông Trần Tài Hên, Trưởng Ban thào nán của Phước Đức Cổ miếu, Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1912, do ông Đào Việt Cao (là người hiến đất để xây ngôi chùa) cùng với các ông Thái Trường Phát, Ngô Vĩnh Thuận, Thái Vĩnh Thanh, Thái Nguyên Phát, Ngô Hòa hiệp… đã đứng ra xây dựng. Đến tháng 12 năm 2007, Ngôi chùa được tiến hành trùng tu tôn tạo lại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.
Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa ở huyện Thạnh Trị, giữa ngôi chánh điện là bàn thờ vị thần Tam Bảo Công Trịnh Hòa, Nguyên là đô đốc thống lĩnh hải quân dưới triều Minh – Trung Quốc (vào khoảng thế kỷ 15). Theo truyền thuyết, ông là một vị quan thường được triều đình phái đi cứu giúp người dân khi gặp thiên tai hoạn nạn, được mọi người mến mộ gọi ông với cái tên là "Ông Phước Đức", và đây chính là lý do vì sao ngôi chùa này được gắn với tên gọi “Phước Đức Cổ miếu”, đồng bào người Hoa nơi đây thờ phụng Ông với mong ước là được sự phù trợ giúp mọi người sinh cơ lập nghiệp, có cuộc sống an lành.
Phước Đức Cổ Miếu nằm trong khuôn viên hơn 3.000 m2 cạnh Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn ấp 1, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời, cách đây hơn 100 năm, được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ. Theo ông Trần Tài Hên, Trưởng Ban thào nán của Phước Đức Cổ miếu, Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1912, do ông Đào Việt Cao (là người hiến đất để xây ngôi chùa) cùng với các ông Thái Trường Phát, Ngô Vĩnh Thuận, Thái Vĩnh Thanh, Thái Nguyên Phát, Ngô Hòa hiệp… đã đứng ra xây dựng. Đến tháng 12 năm 2007, Ngôi chùa được tiến hành trùng tu tôn tạo lại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.
Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa ở huyện Thạnh Trị, giữa ngôi chánh điện là bàn thờ vị thần Tam Bảo Công Trịnh Hòa, Nguyên là đô đốc thống lĩnh hải quân dưới triều Minh – Trung Quốc (vào khoảng thế kỷ 15). Theo truyền thuyết, ông là một vị quan thường được triều đình phái đi cứu giúp người dân khi gặp thiên tai hoạn nạn, được mọi người mến mộ gọi ông với cái tên là "Ông Phước Đức", và đây chính là lý do vì sao ngôi chùa này được gắn với tên gọi “Phước Đức Cổ miếu”, đồng bào người Hoa nơi đây thờ phụng Ông với mong ước là được sự phù trợ giúp mọi người sinh cơ lập nghiệp, có cuộc sống an lành.
25 thg 4, 2016
Vườn hoa oải hương ở Đà Lạt miễn phí tham quan
Nằm trong làng hoa Vạn Thành (Đà Lạt), vườn hoa oải hương của gia đình anh Thành không chỉ là nơi tham quan mà có thể mua những chậu hoa tím về làm quà.
Vườn hoa oải hương hay còn gọi là lavender của gia đình anh Lê Tiến Thành nằm trong làng hoa Vạn Thành, thành phố Đà Lạt, có diện tích trồng ngoài trời lên tới 1.000 m2.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)