22 thg 2, 2016

Mùa xuân - mùa cá chuồn tung cánh bay

Không ngoạn mục như trên biển Hoàng Sa nhưng ven bờ vẫn có những đàn cá chuồn bay là là trên mặt sóng khoe lớp vảy trắng bạc lấp lóa dưới nắng xuân. Thế là mùa cá chuồn đã về!

Cá chuồn vừa đánh bắt từ biển - Ảnh: Minh Kỳ 

Cập bến sau chuyến đánh bắt xuyên tết trên vùng biển Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi cũng hào hứng kể "cá chuồn đi thành đàn, dày đặc. Có con nhảy lên khỏi mặt nước, bay như chim, rớt “chạch” ngay trên sàn tàu".

Hấp dẫn bánh tráng cuốn tương Chợ Lầu

Cuối tuần, người bạn nhắn tin: “Về Chợ Lầu ăn bánh tráng cuốn tương đi. Ngon lắm!”. Với kẻ mê văn hóa ẩm thực như tôi, lời “dụ” ấy vừa hấp dẫn vừa gợi sự tò mò, không thể nào từ chối được. 

Bánh tráng cuốn tương Chợ Lầu - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng 

Cách TP.HCM 260km theo quốc lộ 1A, thị trấn Chợ Lầu, Bắc Bình, Bình Thuận từ lâu nổi tiếng với đặc sản bánh tráng mè. Tuy nhiên món bánh tráng cuốn tương chỉ mới xuất hiện tại địa danh này vài năm gần đây.

Từ bánh tráng mè truyền thống, người dân nơi đây đã sáng tạo ra món bánh tráng nướng cuốn tương, mà theo nhiều người ở Chợ Lầu, dù chỉ là món ăn vặt dân dã, nhưng “ai cũng ghiền, nhớ và rất thèm ăn” mỗi khi xa quê.

Có một mùa lá rụng kỳ lạ ở Draysap

Từ bài viết trên trang du lịch báo Tuổi Trẻ - Tây nguyên mùa lá rụng, tôi quyết định đi một vòng Tây nguyên và đã gặp hai mảng màu trái ngược trên một ngọn thác. 

Thác Draysap giữa trời xanh và nước xanh 

Sáng sớm mùng 1 tết, khu vực thác Draysap im lắng, gần như không một bóng người.

Mùa khô, dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng không quá dữ dội để tạo thành những đám mây bụi nước bay là đà như sương khói, nhưng cũng đủ đọng lại thành một hồ nước trong trẻo, in hình bóng mây trời, bóng lá, bóng cây…

21 thg 2, 2016

Chúa Chổm - Giai thoại và những dị bản...

Có nhiều dị bản khác nhau về giai thoại Chúa Chổm, cũng có thông tin giai thoại đó có liên quan đến vua Lê Trang Tông. Tuy nhiên, vẫn chưa có tư liệu lịch sử nào khẳng định về sự liên quan này. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng có thể Chúa Chổm chỉ là do cách phát âm mà thôi.

Đi tìm nguồn gốc Vua Chổm

Đầu thế kỷ 16, nhà hậu Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau. Năm 1527, Mạc Đăng Dung chính thức giành ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc; nhiều trung thần của vua Lê không phục, lấy Thanh Hóa làm căn cứ để khởi sự, mưu việc “Phò Lê diệt Mạc”. Một võ tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim tìm được Lê Duy Ninh ở vùng thượng du Thanh Hóa, tôn lập làm vua Lê Trang Tông. Cũng trong thời kỳ này, dân gian bắt đầu lưu truyền giai thoại về vị vua tên Chổm. 

Ông Hà Nam Ninh, ở huyện Bá Thước, người chuyên nghiên cứu về văn hóa đồng bào thiểu số ở miền Tây xứ Thanh 

Sài Gòn lý thú địa danh

Trên đường Phan Đình Phùng có chợ Phú Nhuận. Tên chợ này mới đặt sau ngày thống nhất đất nước. Còn trước đó, chợ mang tên Xã Tài. Xã Tài là ai?

Xã trưởng Lê Tự Tài, người chủ trương lập chợ này vào cuối thế kỷ XIX. Có lẽ việc đổi tên từ Xã Tài sang Phú Nhuận này là do có người cho rằng những viên chức dưới thời Pháp thuộc thực chất là những công cụ của thực dân. 


Ở bên đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5 có chợ Xã Tây, được xây vào năm 1925. Phải chăng có ông xã trưởng tên Tây, giống như Xã Tài, có công lập nên chợ này? Bạn đã lầm to! Xã Tây là tên tòa đô chính, ở đây là của thành phố Chợ Lớn, do chợ ở cạnh cơ quan đó.

Sài Gòn nhớ những cây cầu

Cùng thời với những cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn trước kia như cầu Chà Và, cầu Chữ Y..., cầu Nhị Thiên Đường (còn được gọi cầu Mới) là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa.

Gần cuối năm, tôi chuẩn bị cùng mẹ đưa ông táo về trời thì anh Bổn nhờ tôi đưa cho chị Lan lá thơ tình. Ở cùng con xóm nhỏ vùng Chợ Lớn, người học Trường Đại học Kiến trúc, người học Trường Văn khoa nhưng hẹn hò lại nhờ thằng nhỏ 15 tuổi đưa những lá thơ tình sực nức mùi dầu thơm

1. Nhờ vậy, tôi thường xuyên được cho ăn nước đá nhận và cà lem cây của cả anh và chị. Cho nên, dù chờ mẹ đưa cho cái áo mới, tôi vẫn phải làm nhiệm vụ “đưa thơ tình” tất niên để kiếm lì-xì. 

Cầu Nhị Thiên Đường được xây dựng từ năm 1925 Ảnh: hoàng triều