19 thg 2, 2016

Miếu Võ Quốc Công ở Gò Công - Tiền Giang

Miếu Võ Quốc Công chính là miếu thờ Võ Tánh, một bậc công thần - danh tướng của nhà Nguyễn. Để biết về miếu này, không gì bằng đọc bài viết sau đây từ website của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Cục công tác phía Nam:

Giá trị văn hóa của Miếu Võ Quốc Công tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Những năm gần đây, nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa được phục hồi đã góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Như nhiều địa phương khác, nhân dân ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Miếu thờ Võ Quốc Công Hầu từ năm 1801 khi Ông tuẫn tiết theo thành Bình Định do không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân thù.


Hậu duệ cây Bồ Đề thiêng của Phật tổ trồng ở Vũng Tàu

Trong khuôn viên Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu) trồng cây Bồ Đề có gốc từ cây mà Đức Phật ngồi thiền và giác ngộ.

Nằm trên sườn phía bắc của núi Lớn (còn gọi là núi Tương Kỳ), Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng tọa lạc tại số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu. Nơi đây được giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đánh giá là vùng đất đắc địa tụ kết khí thiêng, có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lại thuận tiện giao thông đi lại cho chư tăng, Phật tử thập phương hành hương. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên đã tạo nên sức hấp dẫn cho Thích Ca Phật Đài. 

Thăm “đất thép” Củ Chi

Củ Chi được mệnh danh là “đất thép”, là nơi ghi dấu anh hùng trong cuộc kháng chiến cứu nước của người dân Sài Gòn - Gia Định.

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ nằm trong lòng đất ở huyện Củ Chi - ngoại thành TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 70km về phía Tây Bắc. Công trình này được thực hiện trong hai giai đoạn: Kháng chiến chống Pháp (1946-1948) và kháng chiến chống Mỹ (1961-1965). Đây là vùng ven Sài Gòn xưa, còn khá hoang vu với những cánh rừng rậm rạp.

Thưởng thức đặc sản tuyệt vời nơi đỉnh đèo Đá Trắng

Trên cung đường Tây Bắc, chợ cóc của người dân tộc với những lán tạm liêu xiêu trên đỉnh đèo Đá Trắng giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) là một điểm hẹn ấm áp thơm mùi ngô nếp nướng...

Với dân phượt đây là điểm dừng chân lý tưởng để thưởng thức đặc sản địa phương và từ trên đỉnh đèo có thể ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của các bản làng phía dưới.

18 thg 2, 2016

"Tứ thú" của người Việt trong ngày Tết

Ngày xuân, đến Bảo tàng “Đồ sứ triều Nguyễn” ở số 114 đường Mai Thúc Loan (Tp. Huế), người xem bất ngờ khi được chiêm ngưỡng những cổ vật liên quan đến “tứ thú” (bốn thú vui) của người xưa là: ăn trầu, uống trà, hút thuốc và uống rượu.

Bảo tàng vốn là tư thất của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình đời nhà Nguyễn, là cố nội của nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng xứ Huế Trần Đình Sơn. Ông Sơn đã bỏ công sức và tiền bạc phục dựng lại căn nhà rường cổ như xưa kia cụ cố ông đã từng ở và biến nó thành một Bảo tàng trưng bày cổ vật quý hiếm, có giá trị.



Du khách tham quan bảo tàng và tìm hiểu về “tứ thú” của người Việt.

17 thg 2, 2016

Huyền thoại 'bà cá chúa' đeo khuyên vàng ở xứ Thanh

Chuyện ở bản Chiềng Ban (xã Văn Nho, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) có đàn cá quý, nổi tiếng linh thiêng, đặc biệt có bà cá chúa to lớn lạ thường trên tai đeo chiếc khuyên vàng, khiến nhiều du khách tìm đến.

“Chỉ mới nghe nói cá thần linh thiêng”

So với đàn cá Cẩm Lương, cá ở Chiềng Ban không tập trung dày đặc trước cửa hang, mà bơi lội tản mát, chỉ nổi lên khi được cho ăn. Điều đặc biệt là câu chuyện truyền miệng về sự xuất hiện của bà cá chúa to lớn đeo vòng vàng và những câu chuyện rùng rợn về cá thần báo oán.

Ai đến đây cũng mong nhìn thấy "bà chúa" một lần. Tuy nhiên, lượng nước khá lớn, lòng hang dài ăn sâu vào trong núi nên việc nhìn thấy đàn cá đã khó, chưa nói đến việc gặp bà cá chúa. 

Những con cá ở đây có màu sắc rất lạ