30 thg 12, 2015

Nhớ món hến xào miền Trung ngày lạnh

Chuyến về thăm nhà ở Quảng Nam vào những ngày tiết trời lành lạnh, mưa rỉ rả. 

Đang ngồi hàn huyên với mẹ trước hiên nhà thì gặp bà Tám đang bưng cái thau hến xào đi bán quanh xóm, cái tiếng rao lanh lảnh, khét lẹt giọng Quảng: “Ai en hến xồ không”. Bà bán hàng di động quanh cái thôn nhà tôi cũng hơn 10 năm rồi, nhớ những ngày còn học cấp 3, vẫn hay ăn hến xào của bà. Gọi với lại: “Bà Tám ơi, bán con một chén hến”.

Ở Sài Gòn vẫn hay ăn món này nhưng toàn con hến bự, bằng đầu ngón tay út, hiếm lắm khi vào quán ăn đúng chất Quảng Nam mới ăn được loại hến nhỏ tí xíu mà thịt chắc, ngọt, thơm. 

Tôi vừa nhâm nhi mùi hến đậm đà, giòn tan lẫn trong miếng bánh tráng, hít hà vị cay xè của ớt, nghe đậm đà vị rau quế trắng chỉ có ở ngoài Quảng Nam quê tôi - Ảnh: Thanh Khang 

29 thg 12, 2015

Vẻ đẹp mùa đông Mộc Châu

Dù ngay trong những ngày đông giá rét nhất của miền Bắc, Mộc Châu vẫn đẹp rực rỡ bởi muôn vàn loài hoa tươi khoe sắc khắp nơi.

Nằm cách Hà Nội 190 km theo hướng quốc lộ 6, cao nguyên Mộc Châu từ lâu là điểm đến hấp dẫn biết bao người. Đường đi thuận lợi, khí hậu mát mẻ quanh năm cùng hệ thực vật bốn mùa khoe sắc... khiến nơi đây luôn là địa chỉ số một cho những kỳ nghỉ ngắn ngày tại miền Bắc. 

Chiều đông thanh bình bên bờ sông Đáy

Du khách muốn trốn tránh sự đông đúc của người, xe ở trung tâm Hà Nội có thể dành thời gian lặng mình ngắm cảnh chiều đông yên ả bên làng mạc, ruộng đồng cạnh sông Đáy.

Cầu Mai Lĩnh (Hà Đông), nằm trên quốc lộ 6, là cây cầu nối liền con đường từ thủ đô Hà Nội đến các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu. Đây dường như là một điểm dừng chân bình yên với khung cảnh nông thôn bình dị và dân dã. 

28 thg 12, 2015

Đình thần Tân Bản

Tân Bản là một ấp thuộc phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa. Ở Bửu Hòa có 2 di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là đình Mỹ Khánh (đền thờ Nguyễn Tri Phương) và chùa cổ Long Thiền được nhiều người biết đến. Đình thần Tân Bản ít được nhắc tới.

Đình thần Tân Bản nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nguyễn Tri Phương.

Con đường vào đình thần Tân Bản

Bưởi ngọt trên cù lao Tân Triều

Cách trung tâm Tp. Biên Hòa khoảng 10km, cù lao Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) hiện là vùng chuyên canh cây bưởi và trở thành thương hiệu trái cây nức tiếng khắp Nam Bộ. 

Xưa kia, vùng đất Tân Triều chủ yếu trồng trầu. Vào năm 1869, vị cha xứ nhà thờ Tân Triều mang hai cây bưởi giống từ Brazil về trồng, khi quả chín bổ ra thấy múi đều và vàng ươm, khi ăn rất ngọt. Từ đó, người dân chiết cành đem trồng và nhân rộng ra trong vùng. Đến nay, cù lao này đã trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và thương hiệu bưởi Tân Triều là đặc sản trái cây nức tiếng khắp Nam Bộ. 

Từ năm 2006, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển giá trị thương hiệu bưởi Tân Triều, góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh cho loại nông sản này trên thị trường trong và ngoài nước.

Hấp dẫn bù chải um me

Bù chải là tên gọi thông dụng của một loại hải sản có ở dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, một số vùng còn gọi là tôm tít, bề bề.
Với xóm chài làng tôi, bù chải là món ăn ưa thích của lũ con nít và cũng là món đưa cay của những người lao động nghèo. Xét về mặt kinh tế, bù chải không có giá trị bằng cua, ghẹ, tôm nhưng chất dinh dưỡng của nó chẳng kém cạnh gì, đặc biệt là hàm lượng canxi dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe của xương. 

Đưa miếng bù chải rang me vào miệng, khó mà cưỡng lại vị chua chua, ngòn ngọt, mằn mặn và thơm lừng của những thớ thịt - Ảnh: Hòa Nhơn