15 thg 11, 2015

Ăn hủ tiếu... Hội An chưa? Thử đi

Đến Hội An ăn hủ tiếu! Tôi cho rằng đó là một gợi ý… lãng nhách không thể lãng nhách hơn. 

Tô hủ tiếu với nước dùng trong, thịt chả xếp khéo, ngon đậm đà 

1. Đến Hội An thì phải cao lầu, mì Quảng, cơm gà, thịt nướng, bún mắm, bánh mì hay chí ít là lê la lề đường ăn chè chứ... Nhưng mấy món đó chỉ dành cho những ai lần đầu đến với phố Hội thôi, lần thứ ba, thứ tư chí ít phải khác. Đó là lý do mà tôi và cô bạn đi cùng lê la dọc con đường Phan Châu Trinh - nơi tập trung nhiều “thương hiệu” ăn uống nổi tiếng như cơm gà Bà Buội, cơm gà Ty, bánh mì Phượng… cốt để tìm ra một thứ… khác khác để ăn. May thay, xe cao lầu, hủ tiếu ông Tý nằm khiêm tốn ngay đầu một con hẻm nhỏ nhưng khá đông khách và trông vô cùng sạch sẽ đã nhanh chóng ập vào mắt chúng tôi. Thú thật, lúc đó tôi bị thu hút nhiều bởi những lát thịt thái bản to mỏng đều đặn đặt sau lớp kính thủy tinh. Bằng dự cảm của một người “sành ăn”, tôi đoan chắc, quán này phải ngon. Thế là, không nấn ná gì nữa, hai đứa tấp vô ngay mà không cần suy nghĩ. 

Ni cô tình báo Huyền Trang chuyện phim và đời thực

Mấy năm nay, ngôi cổ tự Thất Bửu ở thị trấn An Châu (H.Châu Thành, An Giang) là chốn tu ẩn của sư cô Diệu Thông - nguyên mẫu của ni cô Huyền Trang trong bộ phim đình đám Biệt động Sài Gòn.

Ni trưởng Diệu Thông hiện tại - Ảnh: T.D

Biệt động Sài Gòn gồm 4 tập, đã gây cơn sốt khi trình chiếu trong thập niên 1980 và đến nay vẫn là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng VN. 

Lăng Bình Giang Quận công Võ Di Nguy

Những ngôi mộ của các danh thần triều Nguyễn nằm lặng lẽ tại đất Sài Gòn. Trong số những ngôi mộ cổ có tuổi đời trên dưới 200 năm đó, một số được gìn giữ, thờ cúng, nhưng có cái đã thành phế tích.

Toàn cảnh khu mộ Quận công Võ Di Nguy - Ảnh: H.Đ.N

12 thg 11, 2015

Ngày nắng ở Diêm Điền

Cách Hà Nội hơn 100km về phía đông nam, Diêm Điền (Thái Bình) đủ xa để thoát khỏi phồn hoa phố thị, đủ gần để có thể “xách” trẻ con lên và đi. 

Trên triền đê sông Diêm Hộ - Ảnh: Băng Giang 

Tìm về một miền đất trong câu ca “rừng phi lao gió hát” để dù không kịp “tắm mắt trên bãi biển Đồng Châu” cũng có được một cuối tuần như ý.

Khung cảnh trời mây, non nước tuyệt đẹp ở chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu (Thiền Viện Giác Tâm), được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (cách đây trên 700 năm), ở vùng đất linh thiêng từng ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần.

Cổng Tam Quan dẫn vào chùa 

Dân dã bò xào lá khổ qua

Bò xào lá khổ qua rừng không những là món ăn hợp với tiết trời mát mẻ mà còn là bài thuốc bổ dưỡng. 

Theo đông y, lá khổ qua rừng có tính hàn, vị đắng, không độc, là một bài thuốc dân gian trị nhiều chứng bệnh, nhất là bệnh tiểu đường. 

Khổ qua rừng thường mọc hoang dại nơi núi rừng. So với khổ qua nhà thì lá, quả khổ qua rừng thường nhỏ hơn. Để chế biến các món ăn, người ta thường chọn hái lá nhiều hơn hái quả vì lá khổ qua rừng dễ sơ chế, ăn mềm mại và hấp dẫn. 

Lá khổ qua rừng và thịt bò chuẩn bị cho món xào dân dã - Ảnh: Ngô Mã Thiên