15 thg 10, 2015

Thạnh An - đảo nhỏ yên bình ở TP HCM

Nếu không quá kỳ vọng về một hòn đảo thật xinh đẹp, mà mong muốn có một điểm đi về trong ngày không xa TP. HCM, bạn có thể tới xã đảo nhỏ yên bình Thạnh An.

Thạnh An là xã đảo thuộc huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP HCM hơn 70 km về phía đông. Người dân trên đảo chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt hải sản, làm muối... 

Bãi đá bảy màu dưới chân chùa Cổ Thạch

Bãi biển toàn đá cuội nhẵn bóng, nhiều màu dưới chân chùa Cổ Thạch, huyện Tuy Phong là điểm đến thu hút nhiều du khách ở Bình Thuận.

Bãi đá dưới chân chùa Cổ Thạch còn có tên khác là bãi Cà Dược. Những viên đá cuội ở đây nhẵn thín, nhiều màu sắc và trải dài hơn một km. 

14 thg 10, 2015

​Bữa sáng trên chợ nổi Cái Răng

Du khách đi chợ nổi không chỉ để ngắm nhìn những ghe thuyền đầy ắp hoa quả, hàng hóa mà còn để thưởng thức hương vị tô hủ tiếu hay tô bún cua thơm ngon giữa dòng nước mênh mông. 

Bữa ăn sáng trên chợ nổi Cái Răng - Ảnh: Vũ Tiến Chương (tư liệu Tuổi Trẻ) 

Tờ mờ sáng, khi những chiếc thuyền chở đầy hoa quả, hàng hóa tập trung tại khu vực chợ nổi Cái Răng thì cũng là lúc khách du lịch rời bến Ninh Kiều hướng về chợ nổi. Tuy không phải vụ chính của hoa quả tại miền Tây, nhưng trên bến dưới thuyền vẫn đông đúc, chủ yếu để phục vụ khách du lịch.

Ấm bụng bánh căn Ninh Hòa giữa ngày mưa lạnh

Bánh căn là món quê rẻ tiền, có thể gặp bất kì đâu đó trên dải đất miền Nam Trung Bộ. 

Mỗi tỉnh, mỗi thành có cách chế biến riêng cho phù hợp với khẩu vị vùng miền. Tất nhiên, người Ninh Hòa cũng có cách đúc bánh chả giống ai, để nó trở thành món ăn mang đậm hồn quê, xứ sở. 

Quanh năm suốt tháng, khắp đầu trên xóm dưới, hẻm cụt, ngõ sâu, từ tờ mờ sáng tới tối mịt mù, đâu đâu cũng thấy hàng bánh căn trên vỉa hè dân dã. 

Lò và khuôn có thể mua ở chợ. Rẻ bèo. Nó được làm bằng thứ đất sét pha đất thịt lẫn chút phù sa sông Dinh dẻo nhẹo. Khi nung chín, lò có màu nâu đỏ rực thân thương. Quả lò bầu bầu, xài than, có mấy lỗ thông hơi cho lửa đượm. Bên trên là mâm bằng đất, có mười lỗ để vừa mười cái khuôn kèm nắp nhỏ xíu xiu. Càng đúc lâu, lửa đốt thẫm màu, bánh càng ngon lạ. 

Người đặt nền móng ngành Tin học Việt Nam

Là một trong bốn nhà khoa học đầu tiên được Nhà nước phong học hàm PGS của ngành Tin học, PGS.TS Nguyễn Văn Ba, giảng viên bộ môn Toán tính, Khoa Toán – Lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được biết đến là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho việc ra đời ngành Tin học sau này ở Việt Nam.

Sau gần 40 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển ngành Tin học nói riêng và ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) nói chung vào nhóm các nước nhanh nhất, hội nhập quốc tế sớm nhất, sâu rộng nhất.

Ngày nay, trong bối cảnh mà sự thay đổi về kiểu dáng và tính năng của những chiếc máy tính đang diễn ra một cách chóng mặt, thì chúng tôi lại tình cờ được nghe câu chuyện ít ai biết đến về cái thời mà những chiếc máy tính được sử dụng ở Việt Nam có kích thước khủng bằng cả một bức tường nhà. Đó là câu chuyện về PGS.TS Nguyễn Văn Ba và chiếc máy tính MINSK 22, chiếc máy tính đầu tiên của miền Bắc Việt Nam.

13 thg 10, 2015

Tưng bừng lễ hội Katê Chăm Ninh Thuận

Sáng 12-10, hàng ngàn người dân Ninh Thuận cùng du khách đến tháp Po Klong Girai (P.Đô Vinh, TP Phan Rang-Tháp Chàm) để tham dự lễ hội Katê. 

Từ sáng sớm nhiều người dân Ninh Thuận cùng du khách các tỉnh khác đã lên Po Klong Girai chờ đón đoàn rước y trang - Ảnh: Minh Trân 

Lễ hội gồm có lễ rước y trang từ đền Phước Đồng (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước), lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng, mặc y phục, cúng tế thần và múa hát nghệ thuật của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn.