17 thg 9, 2015

Theo chân phụ nữ Dao đỏ khám phá văn hóa bản Tả Phìn

Hãy một lần đặt chân đến với Tả Phìn, theo chân những phụ nữ Dao đỏ để có thêm nhiều trải nghiệm hoàn toàn khác cuộc sống hiện tại của chúng ta. 

Đường về bản Tả Pìn - Ảnh: Mỹ Phượng 

Mông, Dao đỏ, Giáy là ba dân tộc thiểu số sinh sống đông nhất ở huyện Sa Pa, Lào Cai. Mỗi dân tộc mang trong mình những nét đặc sắc về văn hóa và sức hấp dẫn riêng có. ​Trong đó phải kể đến bản Tả Phìn - nơi quần tụ rất đông dân tộc Dao đỏ với phong tục truyền thống rất đáng để du khách ghé tới tìm hiểu.

Nhớ cơm gạo đỏ núi rừng Phú Yên

Mỗi lần chợt nhớ về quê, hương thơm của nồi cơm gạo đỏ gặt trên các triền rẫy năm nào cứ thoang thoảng như hình bóng quê hương trong ký ức tuổi thơ tươi đẹp một thời. 

​Cơm gạo đỏ ăn với cá nục kho cũng cảm thấy ngon miệng và nhớ quê - Ảnh: H.Hương 

Vùng miền núi Phú Yên có các giống lúa ngắn ngày như cúc lùn, cúc rằn, to đá, ba trăng… được trồng trỉa trên nương rẫy đều cho gạo đỏ thơm ngon. Nhiều người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo này suốt thời gian dài.

Bởi thế đến tận bây giờ, trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà.

Tượng đá đứng hầu bên mộ Bá hộ Xường

Lý Tường Quan (còn gọi là Bá hộ Xường) là nhân vật đứng thứ 3 trong 4 hào phú Nam kỳ xưa (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định), giàu có và quyền lực nhất vùng Sài Gòn - Chợ Lớn ở thế kỷ 19.

Hai tượng người đứng hầu trước mộ ông Lý Tường Quan 

Khu mộ cụ Lý Tường Quan nằm trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa (Q.Tân Phú, TP.HCM), trên khu đất khá rộng. Khi chúng tôi đến, khu mộ đã khóa cổng. Chị Bảy, chủ nhà phía đối diện, bảo rằng lâu nay hậu duệ của cụ Lý vẫn gửi chìa khóa nhờ chị giữ, nhưng lần quét dọn cúng kiếng vừa rồi, họ giữ chìa khóa lại… Chúng tôi nhìn ngắm khu mộ qua những song sắt của chiếc cổng, thấy một chiếc bình hoa trên bệ thờ bị đổ nhưng không cách nào để sửa lại được, đành lòn máy ảnh vào trong những song sắt. 

Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ

Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ tọa lạc tại 14 Nguyễn Thị Minh Khai, An Lạc, TP. Cần Thơ

Dưới thời Đức Cha BOUCHUT Giám Mục Giáo phận Nam Vang, năm 1899, Cha Duquet (MEP) khởi công xây cất nhà thờ mới Cần Thơ (sau này 1960 gọi là nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ). Quí chức và bổn đạo hưởng ứng nhiệt tình, kẻ công người của. Ông Biện Ân có chiếc ghe đi lên Năng Gù (An Giang) chở cát về đổ nền nhà thờ, và bổn đạo dâng công làm ráo riết cho đến khi hoàn thành. Tổn phí xây cất ước đoán thời đó là 700.000 đồng.

Công việc xây cất chưa hoàn thành, thì Đức Cha thuyên chuyển Cha Duquet về làm Giám Đốc Đại Chủng Viện NamVang.

Nhà thờ Giáo xứ Thánh An Tôn

Nhà thờ Giáo xứ Thánh An Tôn tọa lạc tại 227/4 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ được bắt đầu xây dựng lại trên nền đất cũ vào năm 2009, và hoàn tất vào năm 2013.

Bên trái Nhà thờ là dãy nhà hai tầng đươc dùng trong việc hội họp của Giáo xứ. Bên phải là Tháp chuông, Đài Đức Mẹ, Nhà Hiệp Thông, và Nhà xứ được xây dựng trong từng thời kỳ. Nhà thờ với diện tích 12m x 25m, được chia làm ba gian; mặt tiền nhà thờ được trang trí hai bức phù điêu “Mười điều răn” và “Tám mối phước.” Ngoài ra, còn có ba bức tranh kiếng: Tranh Thánh Antôn ở giữa, bên trái là bức "Vườn địa đàng" và bên phải là bức "Tiệc ly", để lấy ánh sáng cho nhà thờ. Trên tháp cao nhất trong 3 ngọn tháp trước mặt Nhà thờ là tượng Thánh Antôn- vị Thánh quan thầy của Giáo xứ. Cung thánh được bố trí trang nghiêm nhưng giản đơn với Thánh giá và Nhà tạm ở giữa; bên phải là tượng Thánh Giuse và bên trái là tượng Đức Mẹ. Vì lòng nhà thờ có diện tích nhỏ, nên Cha sở Gioan Bt. Nguyễn Văn Sáng đã cho xây thêm 2 gác ở hai bên hông dành cho giáo dân trong những dịp lễ lớn.

Giáo xứ Thánh Antôn nằm trên địa bàn các phường 2, 8, 9 và xã Tân Mỹ Chánh thuộc Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang; Là một giáo xứ ở vùng ven Thành phố, với khoảng 700 giáo dân sống rải rác xen kẻ với lương dân trên địa bàn khá rộng.

Nhà thờ chánh tòa Mỹ Tho

Nhà thờ Chánh tòa Mỹ Tho hiện nay là ngôi nhà thờ thứ ba của họ đạo Mỹ Tho, tọa lạc tại số 32 Hùng Vương, phường 7, TP Mỹ Tho.

Khởi đầu là Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê. Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê, chỉ là một mái nhà bằng tranh lá nằm nép mình bên ngã rẽ giữa hai nhánh sông Tiền và sông Bảo Định, do các cha thừa sai dựng nên. Đây là nơi phượng tự chính thức của các tín hữu Mỹ Tho lúc ban đầu.

Kế đến là Nhà thờ Vĩnh Tường. Cùng với sự lớn mạnh của cộng đoàn Mỹ Tho là nhu cầu phải có một ngôi nhà thờ rộng lớn hơn. Bởi đó, nhà thờ Phanxicô Xaviê đã trở thành nhà nguyện nhỏ, nhường chỗ cho một ngôi nhà thờ mới rộng lớn hơn ra đời. Năm 1866, Đức Cha Miche long trọng đặt viên đá xây dựng nhà thờ mới. Trải qua gần 10 năm gian khó, với các đời cha sở Lizé, Marc, Sorel và Moulins, ngày 12/03/1876, Đức Cha Colombert, Giám quản Tông toà Tây Đàng Trong, đã long trọng làm phép ngôi nhà thờ mới có tên gọi Nhà Thờ Vĩnh Tường. Nhà thờ được dâng kính Thánh Tâm, nên cũng được gọi là Nhà Thờ Thánh Tâm. Nhà thờ khá rộng lớn và kiên cố, được xây dựng theo lối kiến trúc Hy Lạp - Rôma thời Phục Hưng, với nhiều đường nét tinh tế, toạ lạc trong khuôn viên trường dòng Lasan. Nhà thờ có tháp cao 36 mét, chiều dài 42 mét, rộng 18 mét. Kể từ đầu thế kỷ XX, Nhà Thờ Vĩnh Tường không thể được tiếp tục sử dụng vì xuống cấp. Tuy nhiên, vết tích của nền nhà thờ này vẫn còn lưu dấu trong khuôn viên trường Lasan xưa.