3 thg 9, 2015
Cỏ đuôi chồn
Cỏ đuôi chồn là một dạng cỏ lau, bông cỏ màu hơi nâu tím, giống đuôi con chồn.
Những ai đã từng làm rẫy, làm vườn chắc đều ghét cay ghét đắng loài cỏ này. Dĩ nhiên, đã làm vườn, làm rẫy thì phải diệt cỏ, nhưng thêm vào đó là loài cỏ đuôi chồn rất dễ ghét, vì nó phát triển rất nhanh, rất mạnh, dẹp vừa xong lại mọc lên mạnh mẽ. Hạt cỏ trong hoa được gió thổi tung bay khắp nơi, đụng chỗ nào cũng mọc được.
Bước tới đèo Ngang...
Tôi đỗ xe trên đỉnh đèo Ngang, sau lưng là địa phận Quảng Bình, phía trước là Hà Tĩnh. Điện thoại cho bạn, bắt máy ngay. Mặt trời đứng bóng, chiều chưa kịp xế tà, bước tới đèo Ngang...
Bước tới đèo Ngang... - Ảnh: Đức Hùng
Xe chạy bon bon trên con đường đèo quanh co vắng bóng xe cộ. Núi xanh rì, cỏ cây rậm rạp. Nắng gay gắt trong không gian tĩnh lặng. Thoáng cái đã thấy leo lên đến đỉnh đèo, nhấn thêm chút ga là địa phận Quảng Bình đã ở phía sau lưng.
Đến Huế nhớ ghé thác Kazan
Kazan là tên một con thác đẹp ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) mang đậm nét hoang sơ của núi rừng.
Thác không lớn nhưng trải dài và len lỏi giữa vách núi tựa như dải lụa trắng mượt mà
Thác Kazan nằm ở địa phận thôn Dỗi (xã Thượng Lộ), một địa chỉ du lịch cộng đồng nổi tiếng. Thác nằm giữa hai ngọn núi, len lỏi trong những tảng đá to, dựng đứng. Muốn chinh phục đỉnh thác, phải đi qua những bậc thang đá nhỏ cùng những đoạn đá to, thậm chí lội qua hồ nước.
Đến Quảng Nam phải ăn bánh tráng cuốn thịt heo Đại Lộc
Mỗi lần có dịp về Đại Lộc (Quảng Nam), tôi phải tìm ăn bằng được món bánh tráng cuốn thịt heo nức tiếng ở nơi này.
Đầu tiên là bánh tráng. Nói về bánh tráng cuốn ở miền Trung, theo nhận xét chủ quan của tôi, bánh tráng Đại Lộc được xếp vào hàng “đỉnh của đỉnh”. Miếng bánh tráng Đại Lộc cũng làm từ gạo, thứ gạo quê thuần túy, nhưng đặc biệt qua bàn tay khéo léo của người dân Đại Lộc mà chiếc bánh trở nên ngon lành và đặc sắc hơn.
1. Sao mà không nghiện cho được, khi món bánh tráng cuốn thịt heo vùng quê Đại Lộc là món ăn được kết hợp bởi những thứ nguyên liệu “tinh túy” nhất của xứ này.
Đầu tiên là bánh tráng. Nói về bánh tráng cuốn ở miền Trung, theo nhận xét chủ quan của tôi, bánh tráng Đại Lộc được xếp vào hàng “đỉnh của đỉnh”. Miếng bánh tráng Đại Lộc cũng làm từ gạo, thứ gạo quê thuần túy, nhưng đặc biệt qua bàn tay khéo léo của người dân Đại Lộc mà chiếc bánh trở nên ngon lành và đặc sắc hơn.
Đặc sắc bánh đa Đô Lương xứ Nghệ
Bánh đa - món ăn dân dã có ở khắp Việt Nam. Nếu như bánh đa miền Bắc có kích thước khá lớn, thơm bùi vị lạc, vừng thì bánh đa miền Trung chỉ bé vừa chiếc đĩa, nhưng khi ăn có đủ tứ vị chua, cay, mặn, ngọt nhờ gia vị được thêm vào với bột xay từ loại gạo mới trong quá trình làm bánh.
Nhắc đến bánh đa miền Trung là nhớ ngay đến bánh đa Đô Lương của Xứ Nghệ. Suốt cả vùng Nghệ Tĩnh, người dân đã có thói quen sử dụng và rất ưa chuộng món ăn bình dân này.
Chiếc bánh nhỏ nhắn, có đường kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen nên khi ăn rất bùi và thơm. Người làm bánh đã khéo léo đem tỏi, ớt, hạt tiêu... giã nhuyễn, trộn đều với bột gạo (loại gạo hảo hạng của địa phương), tạo nên vị cay nồng, đậm đà, vô cùng hấp dẫn.
Nhắc đến bánh đa miền Trung là nhớ ngay đến bánh đa Đô Lương của Xứ Nghệ. Suốt cả vùng Nghệ Tĩnh, người dân đã có thói quen sử dụng và rất ưa chuộng món ăn bình dân này.
Chiếc bánh nhỏ nhắn, có đường kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen nên khi ăn rất bùi và thơm. Người làm bánh đã khéo léo đem tỏi, ớt, hạt tiêu... giã nhuyễn, trộn đều với bột gạo (loại gạo hảo hạng của địa phương), tạo nên vị cay nồng, đậm đà, vô cùng hấp dẫn.
Bánh đa Đô Lương - món quà quê dân dã nhưng đầy ý nghĩa của người miền Trung
Thân thương khổ qua rừng Bình Định
Trong một lần được mời ăn cỗ theo phong cách ẩm thực của người Bình Định xưa, chúng tôi đã được thưởng thức những món ăn vừa ngon vừa lạ. Trong đó, có một loạt các món ăn được làm từ khổ qua rừng như: gỏi, kho, canh, muối chua ngọt… Riêng khổ qua rừng trộn tôm thịt là món được mọi người thưởng thức và khen ngợi nhiều nhất.
Nhắc đến khổ qua là nhắc đến cái vị đắng khó lẫn đặc trưng của loại hoa trái này. Khổ qua đắng nhưng ăn lại mát gan, giải độc. Đối với nhiều người, việc ăn và ăn được nhiều khổ qua giống như một thử thách với vị giác. Món khổ qua rừng trộn, lạ thay, lại có thể hoá giải được vị đắng khó nuốt đó một cách thật dễ chịu.
“Chừng nào ớt ngọt như đường
Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương”
(Ca dao miền Nam)
Món khổ qua rừng trộn tôm thịt nếu được trộn đúng cách với những nguyên liệu ngon thì ăn hoài, ăn mãi không ngán. Nó có đủ các dư vị trên đời: chua, cay, mặn, đắng, ngọt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)