27 thg 8, 2015

Cát Bà – Chuỗi “ngọc xanh” giữa biển khơi

Với tổng diện tích 336 km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn nguyên sơ tạo cảnh quan kỳ thú. Quần đảo Cát Bà được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới năm 2014 là điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá biển đảo Việt Nam. 

Khám phá chuỗi “đảo ngọc”

Vào một ngày hè cuối tháng 6, chúng tôi cùng nhóm các bạn trẻ ở Hà Nội có chuyến đi khám phá quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải - Hải Phòng). Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là khu du lịch sinh thái thân thiện Little Cát Bà có diện tích 
2.000 m2, nằm bên trong Áng Nước Trong với khí hậu ôn hoà và mát mẻ nên đang được nhiều du khách lựa chọn nghỉ dưỡng để khám phá chuỗi “đảo ngọc”.

Theo sự tư vấn của anh Nguyễn Thanh Hải, chủ của Little Cat Ba, chúng tôi bắt đầu hành trình với tour khám phá “Vịnh Lan Hạ - Làng Việt Hải - Đảo Cát Dứa” du lịch đặc trưng nhất Cát Bà.

Xưởng làm lò đất cuối cùng ở Sài Gòn

Đã qua rồi cái thời đun nấu bằng rơm, bằng củi nên cái bếp lò bằng đất nung quen thuộc ngày nào giờ cũng thấy vắng bóng trên thương trường. Có lẽ vì thế mà cái xưởng làm bếp lò bằng đất nung duy nhất của ông Năm Tiếp nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây giờ lại trở thành cái nghề độc, nghề hiếm ở xứ Sài thành hoa lệ này.

Nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây trên đại lộ Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh), xưởng làm lò đất Năm Tiếp của ông Trần Văn Tiếp (tên thường gọi là Năm Tiếp) là nơi sản xuất lò đất duy nhất ở Sài Gòn. Thị trường chủ yếu để tiêu thụ lò đất là vùng nông thôn các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên, Nam Trung bộ…

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi mà bếp củi vẫn được dùng chủ yếu trong các hộ gia đình thì nghề làm bếp lò thịnh hành, nên bên chân cầu Rạch Cây thời ấy có khoảng 30 cơ sở sản xuất bếp lò bằng đất nung.

Ghé thăm làng chiếu Bàn Thạch

Anh về Bàn Thạch em trải chiếu cho anh nằm
Tình sâu nghĩa nặng mấy con trăng rằm không phai

Đến Trà Nhiêu (Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) nhiều du khách tìm về Bàn Thạch bằng được chỉ vì hai câu thơ ấy. 

Phơi chiếu sau khi đã hoàn thiện sản phẩm - Ảnh: T.Ly 

Đã trải qua bao thăng trầm nhưng Bàn Thạch vẫn còn đó những bãi cói xanh tốt dọc bên dãi đất bồi, vẫn còn đó tiếng lách cách đều đặn từ khung cửi dệt trong mỗi chiều hoàng hôn…

26 thg 8, 2015

Sao gọi là Ngã tư Ga?

Ngã tư Ga là một mốc địa điểm khá quen thuộc với người Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Đó là một giao lộ giữa quốc lộ 1A và đường Hà Huy Giáp, thuộc địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM. Giao lộ này bây giờ là cầu vượt, với 4 hướng về trung tâm Sài Gòn, Hóc Môn (quận 12), Thủ Đức và Bình Dương.

Hôm rồi, khi đi ngang qua đây, cậu con tôi hỏi: Sao kêu là Ngã tư Ga vậy ba?

Tôi buộc miệng trả lời: Chắc tại hồi trước ở đây có ga xe lửa!

Bến xe Ngã Tư Ga. Ảnh: Panoramio.com

Tới Ninh Hòa, đừng quên ăn chả cuốn lề đường

Người Ninh Hòa luôn tự hào với món nem chua và nem nướng nổi tiếng toàn thế giới. Có thể bắt gặp những nhà hàng nem Ninh Hòa ở Nha Trang, Sài Gòn, Hà Nội, giữa California, Washington D.C., Florida, Sydney hay thậm chí là Paris hoa lệ.

Dù xa xôi cách trở, chế biến theo từng khẩu vị vùng miền nhưng gốc rễ nó đều bắt nguồn từ những người con ra đi từ vùng đất ngô khoai xanh mướt, ủ tình lên men chua và gói vào lá chùm ruột tương tư ấy. 

Để ăn được cuốn chả đúng chất, nên tìm tới những quán lề đường của dì Năm, dì Ba quen thuộc, gắn bó với gánh chả năm sáu mươi năm, từ lúc là gái còn son, tới giờ tóc bạc trắng đầu, lưng còng tới gối, con dao xắt dưa mỏng tanh, mòn đi một nửa. 

Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm ở Phú Yên

Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm là những món ăn bình dân, đặc trưng ở xứ biển Phú Yên bạn nên thưởng thức khi có dịp đến đây.

Các món ăn vặt ở Phú Yên rất giản dị, giá chỉ khoảng 20.000 đồng.

Bánh xèo hải sản

Khác với bánh xèo miền Tây, món này ở Phú Yên có kích thước vừa phải, chỉ bằng bàn tay người lớn xòe ra. Bánh làm từ bột gạo tẻ ngâm nước, xay nhuyễn. Khi tráng, người thợ nhanh tay múc từng vá bột đổ vào khuôn, cho thêm giá sống, hẹ và nhân tôm, mực vào bên trong. Bánh được chiên vàng giòn và chấm mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt tùy sở thích.

Bánh xèo thường được ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau thơm, khóm. Người Phú Yên khi ăn bánh xèo có thói quen cuốn tất cả nguyên liệu trong miếng bánh dẻo mềm. Giá một chiếc bánh khoảng 10.000 đồng. 

Chiếc bánh xèo tròn đẹp và bắt mắt khi cho vào khuôn. Ảnh: Khánh Bình