8 thg 7, 2015

Khổ qua cà ớt - món ưa chuộng của khu người Hoa ở Sài Gòn

Một chén thập cẩm sẽ gồm đậu bắp nhồi chả cá, ớt dồn thịt, đậu hũ, da heo... Thực khách có thể ăn không hoặc cùng mì gói để no hơn.

Đối với những ai sống gần khu phố người Hoa ở quận 5, quận 6, chắc hẳn chẳng xa lạ gì với món khổ qua cà ớt thường được bán vào mỗi buổi chiều ngay các chợ. Món này có xuất xứ từ Singapore mà nhiều người còn gọi tên là canh súp thập cẩm.

Những khi thèm khổ qua cà ớt, khách thường tìm đến ăn tại chỗ trên vỉa hè hoặc mua ly, bịch đem về nhà, đổ ra và hâm nóng lên. Nguyên liệu để chế biến gồm khổ qua, ớt nhồi chả cá, da heo, đậu hũ, bắp non, đậu cove xoắn lại dồn thịt... 

Khổ qua cà ớt có mùi vị thơm ngon, dễ thưởng thức, thích hợp để ăn vặt vào buổi chiều mát. Ảnh: Graham Holliday 

Kẹo dồi và thịt quay đòn nức tiếng Đường Lâm

Thịt quay đòn với phần bì giòn tan, thơm nức húng lìu quyện cùng mùi lá ổi hay kẹo dồi nhân lạc bùi ngậy là những đặc sản mang đậm hồn quê của người dân làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.

Bước qua cánh cổng đã nhuốm màu thời gian, ngắm nếp nhà cổ với mái ngói, tường đá ong ở làng cổ Đường Lâm, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn nức tiếng của một vùng quê thuần nông.

Kẹo dồi

Thức quà quê dân dã này từ lâu đã vắng bóng trên các sạp hàng nơi phố thị. Tuy nhiên kẹo dồi vẫn được người dân làng cổ Đường Lâm nuôi dưỡng trở thành món quà thú vị mà mỗi du khách từng ăn đều lưu luyến.

Nguyên liệu làm kẹo dồi không quá cầu kỳ, chỉ gồm mạch nha, đường và lạc. Tuy nhiên khâu làm kẹo mới quan trọng và đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt để "đánh" kẹo. 

Thưởng thức kẹo dồi cùng với chén trà, bạn sẽ cảm nhận được cái hồn quê xứ Đoài. Ảnh: laoxao 

Hồng Ngài - bản nhỏ vùng cao của Sơn La

Con nắng vàng trải dài trên các đỉnh đồi, ngọn núi hùng vĩ cùng những đồng ruộng bậc thang nối nhau trùng điệp sẽ đưa bạn đến bản Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, Sơn La.

Bản Hồng Ngài nằm giữa huyện Bắc Yên, cách trung tâm thành phố Sơn La 100 km về hướng đông. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của những bản làng người Mông vẫn còn giữ được những nét hoang sơ vốn có. 

7 thg 7, 2015

Bắt cá suối vui 'quên trời đất' ở Mường Tè

Đầu hè, tiết trời Mộc Châu (Sơn La) vẫn mát mẻ, chứ không oi bức ngột ngạt. Mấy anh bạn ngồi uống trà bảo nhau mùa này chẳng có gì chơi, như ở biển còn được tắm, được ăn hải sản. Rồi một ý tưởng vụt lóe lên: không có biển ta ra suối. Thế là chúng tôi về xã Mường Tè, Vân Hồ bắt cá suối.

Bữa cơm với cá suối nướng cùng thịt lợn cắp nách, vịt xào măng chua, với rau vườn nhà, xôi tím và rượu. 

Vượt những con đường quanh co uốn lượn, có lúc đi dưới thung lũng, có lúc lại vọt lên đỉnh đèo, xe như đi trong sương mây trắng, gió mát rượi, thoang thoảng mùi hoa của những triền ngô đang trổ cờ. 

Thân thương chợ làng trên đảo

Đó là chợ Bình Ba nằm trên đảo Bình Ba (Nha Trang). Cái bình dị của chợ góp phần làm tăng thêm sự yêu mến cho khách phương xa. Riêng với tôi, khi đến đây, những hình ảnh của tuổi thơ lại ùa về. 

Ảnh: Cẩm Nhi 

Hồi xưa, cách nhà tôi tầm một cây số cũng có ngôi chợ như thế. Một thế giới không lớn nhưng cũng đủ làm choáng ngợp một thằng bé như tôi. Tôi nhớ như in hình ảnh những người phụ nữ chưa già nhưng có khuôn mặt khắc khổ tất bật xoay trở những chiếc bánh tiêu trên chiếc chảo dầu ăn đã chuyển màu đen; vài chiếc bàn gỗ thấp lè tè xung quanh có vài ba chiếc ghế vây quanh, nơi kinh doanh của chị bán cháo lòng… 

Về thăm làng chài hấp cá Thuận An

Từ đầu cầu Cửa Đại, men theo con đường rợp bóng tre, du khách dễ dàng tìm đến làng chài Thuận An (xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), ngôi làng nằm bên dòng Thu Bồn êm đềm nổi tiếng với nghề hấp cá.

Làng nghề cá hấp Thuận An thu mình nơi hạ nguồn sông Thu là điểm hút khách du lịch - Ảnh: T.Ly 

Thời gian gần đây, làng chài Thuận An còn nổi lên như một điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt khi cây cầu Cửa Đại vắt ngang qua biển nối liền vùng quê nghèo Thuận An với Hội An, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp đến với vùng đất này.