21 thg 4, 2015

Về nơi cả làng làm nghề “cầu nối tâm linh”

Nếu có dịp đi qua tỉnh Hưng Yên, bạn hãy ghé thăm làng nghề làm hương hơn 200 năm tuổi, để hiểu hơn về loại sản phẩm mang đậm nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Nằm cách Hà Nội chừng 40 km, làng hương Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, tỉnh Hưng Yên là một trong những làng nghề làm hương lớn nhất cả nước. 

20 thg 4, 2015

Dinh Cô Long Hải

Ở ven biển phương Nam có 2 địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng cách nhau không đầy 100 km, có những điểm giống nhau:
  • Không gọi là đền thờ hay miếu, mà gọi là Dinh.
  • Không gọi người được thờ là Ông, Bà hay Ngài... mà gọi bằng danh xưng rất gần gũi, thân thiết: Cô, Thầy Thím.
Đó là Dinh Cô ở Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Dinh Thầy Thím ở La Gi (Bình Thuận).

Dinh Cô

Đến thăm làng tranh dừa Cẩm Thanh

Nằm cách khu phố cổ Hội An chừng 5km về phía Đông, làng nghề tranh dừa ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam). 

Vào làng, du khách thích thú với những tàu dừa phơi dọc hai bên đường như những tấm thảm trong ráng chiều - Ảnh: T.Ly 

Từng một thời che chở hàng ngàn chiến sĩ cách mạng, ngày nay chính rừng dừa ấy lại góp phần tạo nên làng nghề nổi tiếng, một điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.

Về Hậu Giang dạo chợ đêm bên kênh xáng Xà No

Khách thập phương khi đến trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang, một lần dạo chợ đêm nằm cạnh bên dòng kênh xáng Xà No cũng là một điều thú vị.

Chợ đêm Vị Thanh (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nằm trọn trên tuyến đường 1 tháng 5, cạnh bờ kênh xáng Xà No chảy qua trung tâm TP. Chợ đêm kéo dài 300 - 400m, bày bán đủ thứ hàng hóa để khách lựa chọn. 

Chợ đêm Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, hàng chục gian hàng được bố trí ở 2 bên tuyến đường, còn lại trục giữa tạo thuận lợi để khách có thể đi lại bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ để xem kẻ bán, người mua trong không khí nhộn nhịp về đêm.

19 thg 4, 2015

Những hàng me Sài Gòn

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nghĩ đến cây hoa sữa, cây cơm nguội vàng... Còn nhắc đến Sài Gòn thì là cây gì nhỉ?

Tôi chắc là cây me. Đây là loài cây đã đi vào thơ, vào nhạc của rất nhiều văn nghệ sĩ Sài Gòn

Có từ bao giờ hàng me xanh ngát
Mà nay đứng đó cho em làm thơ

*

Chia tay trong đêm mùa hè
Gió nói gì với hàng me?

*

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về...


Hàng me đường Nguyễn Du hiện nay. Ảnh: Tường Vi (ntuongvi.wordpress.com)

Tôi không phải dân Sài Gòn, cũng không phải văn nghệ sĩ nên không dám khẳng định. Chỉ xin mượn một bài viết của nhà văn Bình Nguyên Lộc viết cách đây hơn 60 năm (1952) ca ngợi những hàng me Sài Gòn. Mọi người góp ý thêm xem bây giờ hàng me Sài Gòn có còn như Bình Nguyên Lộc tả ngày xưa không, và cây me có xứng làm cây tiêu biểu của Sài Gòn không nhé!

Đến đèo Le ăn gà tre

Một lần về vùng Tây Quế Sơn, được tận mắt xem chế biến và thưởng thức các món gà đèo Le chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với đặc sản được xếp loại hàng đầu xứ Quảng này. 

Gà được để nguyên con, bên dưới là rau răm, lá chanh xắt nhỏ để trộn với thịt 

Từ quốc lộ 1A, dọc theo ngã ba Hương An hơn 30km về phía Tây, thắng cảnh suối nước Mát - đèo Le thuộc địa phận xã Quế Long, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) là nơi có phong cảnh thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ, thơ mộng nên từ lâu đã thu hút nhiều khách tham quan, khám phá.