20 thg 4, 2015

Về Hậu Giang dạo chợ đêm bên kênh xáng Xà No

Khách thập phương khi đến trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang, một lần dạo chợ đêm nằm cạnh bên dòng kênh xáng Xà No cũng là một điều thú vị.

Chợ đêm Vị Thanh (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nằm trọn trên tuyến đường 1 tháng 5, cạnh bờ kênh xáng Xà No chảy qua trung tâm TP. Chợ đêm kéo dài 300 - 400m, bày bán đủ thứ hàng hóa để khách lựa chọn. 

Chợ đêm Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, hàng chục gian hàng được bố trí ở 2 bên tuyến đường, còn lại trục giữa tạo thuận lợi để khách có thể đi lại bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ để xem kẻ bán, người mua trong không khí nhộn nhịp về đêm.

19 thg 4, 2015

Những hàng me Sài Gòn

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nghĩ đến cây hoa sữa, cây cơm nguội vàng... Còn nhắc đến Sài Gòn thì là cây gì nhỉ?

Tôi chắc là cây me. Đây là loài cây đã đi vào thơ, vào nhạc của rất nhiều văn nghệ sĩ Sài Gòn

Có từ bao giờ hàng me xanh ngát
Mà nay đứng đó cho em làm thơ

*

Chia tay trong đêm mùa hè
Gió nói gì với hàng me?

*

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về...


Hàng me đường Nguyễn Du hiện nay. Ảnh: Tường Vi (ntuongvi.wordpress.com)

Tôi không phải dân Sài Gòn, cũng không phải văn nghệ sĩ nên không dám khẳng định. Chỉ xin mượn một bài viết của nhà văn Bình Nguyên Lộc viết cách đây hơn 60 năm (1952) ca ngợi những hàng me Sài Gòn. Mọi người góp ý thêm xem bây giờ hàng me Sài Gòn có còn như Bình Nguyên Lộc tả ngày xưa không, và cây me có xứng làm cây tiêu biểu của Sài Gòn không nhé!

Đến đèo Le ăn gà tre

Một lần về vùng Tây Quế Sơn, được tận mắt xem chế biến và thưởng thức các món gà đèo Le chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với đặc sản được xếp loại hàng đầu xứ Quảng này. 

Gà được để nguyên con, bên dưới là rau răm, lá chanh xắt nhỏ để trộn với thịt 

Từ quốc lộ 1A, dọc theo ngã ba Hương An hơn 30km về phía Tây, thắng cảnh suối nước Mát - đèo Le thuộc địa phận xã Quế Long, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) là nơi có phong cảnh thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ, thơ mộng nên từ lâu đã thu hút nhiều khách tham quan, khám phá. 

Bạc Liêu: Du lịch về “địa chỉ đỏ”

Bạc Liêu có khá nhiều khu di tích lịch sử cách mạng, những “địa chỉ đỏ” này cũng là các điểm du lịch tiêu biểu "hút" khách đến tìm hiểu, tham quan.

Trước tiên là Bia tưởng niệm nơi cắm lá cờ Đảng đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu. Lịch sử ghi lại cho biết, trước việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 2/1930) và có chủ trương đánh Tây, một số thanh niên ở Bạc Liêu đã bí mật làm 2 lá cờ đỏ hình búa liềm có dòng chữ “Cộng sản đánh Tây”. Sáng sớm ngày 1/5/1930, các thanh niên này đã treo một lá cờ Đảng ngay trước thành lính trong nội ô thành phố. 

Bia tưởng niệm nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên tại Bạc Liêu (phường 3, TP Bạc Liêu). 

Về xứ Đoài thương nhớ đá ong

Trên tấm bản đồ địa giới hành chính, cái tên Hà Tây đã biến mất 7 năm nay, nhưng xứ Đoài với những nét văn hóa truyền thống sẽ còn mãi với thời gian.

Phần nền móng chùa Tây Phương được xây bằng đá ong - Ảnh: V.N.A. 

Đã bao lần lang thang về mảnh đất cửa ngõ thủ đô và lần nào tôi cũng bị hút hồn bởi những nét đẹp đơn sơ, mộc mạc của đất, của người nơi ấy. Để rồi lúc rời xa lòng mình lại thấy nhớ, thấy thương và chỉ muốn quay lại ngay khi có thể.

Ngã ba Đông Dương - Điểm đến hấp dẫn nhất phía bắc Tây Nguyên

Vùng đất ngã ba Đông Dương là vùng đất không thể quên với bao kỷ niệm một thời máu lửa của các cựu chiến binh năm xưa và nay đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất phía bắc Tây Nguyên của giới trẻ.

Điểm nhấn của vùng đất du lịch này là cột mốc chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia cùng phối hợp làm bằng đá hoa cương tuyệt đẹp hình tam giác khắc quốc kỳ, quốc giới của từng nước quay về địa phận của nước mình được xây dựng trên độ cao 1.068 mét so với mặt nước biển ở đúng khu vực ngã ba Đông Dương. 

Địa danh này cũng là nơi duy nhất ở vùng biên giới Tây Nguyên và cả tuyến biên giới phía tây nam đất nước người dân được nghe tiếng gà của cả ba nước cùng lúc khi bình minh lên. 

Tới thăm cột mốc ngã ba Đông Dương ta càng thêm yêu tổ quốc Việt Nam giàu đẹp và hiểu thêm nghĩa tình anh em sâu nặng Việt Nam - Lào - Campuchia được xây đắp bằng sương máu bao thế hệ cách mạng.