15 thg 4, 2015

Vũng Tàu, ngày không vội

Tôi nhiều lần ngần ngại đi du lịch ở Vũng Tàu, chỉ vì hơi ngán đông đúc, xô bồ và nạn 'chặt chém' du khách ở đây. Rồi tôi nghe một cô bạn sống nhiều năm tại thành phố biển này bảo hãy thử đến đây vào ngày thường, sẽ thấy một Vũng Tàu rất bình yên...

Bãi Sau của Vũng Tàu 

Vũng Tàu ngày thường chẳng hề có vẻ gì vội vã và sầm uất của một thành phố du lịch nổi tiếng. Dưới ánh nắng chan hòa, mặt biển lăn tăn gợn sóng. Bãi Sau chỉ có vài du khách lững thững đi dạo. Trước một khách sạn lớn, những chú đạp xích lô dựng xe hờ hững bên lề, rồi ngồi túm tụm dưới bóng cây, rì rầm trò chuyện.

Yên bình bản làng Pù Luông

Những bản làng nằm yên bình trong các thung lũng, bốn bề được bao bọc bởi rừng nguyên sinh xanh thẫm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (nằm giữa hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đang là điểm đến hấp dẫn đối với những du khách ưa khám phá, đặc biệt là những du khách ngoại quốc. 


“Hơn cả sự mong đợi”

Sau hơn một giờ đồng hồ chạy xe máy từ thị trấn Cành Nàng, H.Bá Thước, chúng tôi có mặt tại bản Hiêu (xã Cổ Lũng, H.Bá Thước), vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Trên con đường quanh co men dưới chân dãy Pù Luông, từng tốp khách du lịch người châu Âu đang trở về những căn nhà sàn trong bản sau một ngày đi bộ khám phá núi rừng.

Ra đảo Bé Lý Sơn bắt nhum sọ nấu cháo

Nếu hỏi tôi nhớ gì nhất sau chuyến đi An Bình (đảo Bé Lý Sơn, Quảng Ngãi), tôi sẽ chẳng ngại ngần mà trả lời ngay rằng có hai điều tôi nhớ nhất, đó là biển xanh, cát trắng và món cháo nhum.

Nhum tươi ngon mới bắt ở biển An Bình - Ảnh: Iris Trương 

Nhum (hay còn gọi là nhím biển, cầu gai) phân bố ở nhiều vùng biển nước ta và không phải là món ăn xa lạ, nhưng ra An Bình tự mình bắt nhum rồi nấu cháo để ăn đến no nê thỏa thích, sau khi đã vùng vẫy đến mệt lử trong biển xanh, cát trắng và sự hoang sơ đến ngây dại của nơi này thì không phải ở đâu cũng có thể có được.

Tìm về một triền đê truyền thuyết

Chẳng hẹn mà thành, sáng cuối tuần không để mặt trời nhô cao, chúng tôi cùng nhau lang thang theo câu thơ của cụ Hoàng Cầm năm xưa để tìm về "bên kia sông Đuống". 

Thuyền nhỏ lặng lẽ khua mái chèo dưới dòng sông Đuống - Ảnh: Hải Dương 

“Em ơi!
Buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”...

14 thg 4, 2015

Tìm về tuổi thơ ở làng chuồn chuồn tre

Sở dĩ xóm chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) còn được gọi là làng chuồn chuồn tre Thạch Xá bởi nổi danh với nghề làm món quà lưu niệm này từ hơn 10 năm qua.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá mang chút hồn quê vào phố thị 

Ai đi qua tuổi thơ ở vùng quê hẳn sẽ không quên được những cánh chuồn chuồn chao liệng. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” đã trở thành 'dự báo thời tiết' thân thương của trẻ con sau lũy tre làng.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo

Đến với núi Cấm(*), du khách sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ, phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ, tham quan, chiêm bái các danh lam thắng cảnh như chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, chùa Vạn Linh… sẽ dừng chân, ghé quán bánh xèo thưởng thức một món ngon của Thiên Cẩm Sơn.

Bánh xèo núi Cấm không biết có tự bao giờ, so ra rất khác với bánh xèo dưới đồng bằng. Gạo để làm bánh là gạo lúa Sóc, được ngâm và xay bằng cối đá, bột xay đựng trong thau, được dằn bằng những tấm thớt nặng để ráo nước (bồng bột). Dừa khô cũng được nạo bằng tay với cái bàn nạo đã mòn theo năm tháng, còn nghệ tươi đào ngoài vườn được vắt nước trộn vào bột làm màu.

Bánh xèo núi Cấm với nhiều loại rau, lá cây ăn kèm