Theo người trồng nho nơi đây thì nho ra quả quanh năm. Nhưng ngon đặc biệt phải kể đến mùa nắng. Vì thế, đây cũng là thời điểm thích hợp cho những ai muốn thăm thú những vườn nho bạt ngàn.
25 thg 3, 2015
Thăm vườn nho Phan Rang ngày nhuộm nắng
Khi cái nắng vàng ruộm, gay gắt bao phủ cả một vùng đất Phan Rang vốn đã hanh hao là lúc mà những quả nho được mùa chín mọng, hấp dẫn nhất.
Choáng ngợp với “kinh đô ánh sáng” ở ngoại thành Đà Lạt
Những nhà lồng lớn nhỏ tỏa ánh sáng đan xen vào nhau tạo nên một “kinh đô ánh sáng” nằm ven thành phố hoa khiến những ai lần đầu chứng kiến cũng phải kinh ngạc, ngất ngây.
Khi đến Đà Lạt, đêm xuống bạn sẽ đi đâu? Câu trả lời hầu hết sẽ là dạo chợ đêm Hòa Bình, tản bộ hồ Xuân Hương hoặc thư giãn ở một quán cà phê nào đó. Nhưng một lần, cô bạn dân Đà Lạt chính gốc rủ: “Loanh quanh hoài trong phố cũng chán, tối nay mình sẽ chở bạn ra ngoại thành ngắm cảnh”. “Trời, ngoại thành tối thui, có gì đâu mà ngắm” – tôi hồ nghi nhưng cũng gật đầu đồng ý.
Nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5 km hướng về phía Bắc là những vùng hoa nổi tiếng của Đà Lạt như làng hoa Thái Phiên(phường 12), Trại Mát (phường 11). Ban ngày, khu vực này không có gì ngoài đồi núi chập chùng với những khu nhà lồng trồng hoa trắng xám.
Nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5 km hướng về phía Bắc là những vùng hoa nổi tiếng của Đà Lạt như làng hoa Thái Phiên(phường 12), Trại Mát (phường 11). Ban ngày, khu vực này không có gì ngoài đồi núi chập chùng với những khu nhà lồng trồng hoa trắng xám.
Ban ngày, ngoại thành Đà Lạt đơn điệu một màu trắng xám của các khu nhà lồng trồng hoa
24 thg 3, 2015
Tắm biển dưới ánh hoàng hôn trên bãi Ông Lang Phú Quốc
Nằm giữa cung đường từ thị trấn Dương Đông đi Bắc Đảo, bãi biển ông Lang là địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời khi du khách có dịp ghé thăm Phú Quốc.
Du khách có thể nghỉ ngơi dưới hàng dừa bên cạnh bãi biển
Ngoài việc có thể đắm mình trong khung cảnh hoàng hôn, du khách còn có thể nhìn ngắm được những đàn cá đang tung tăng bơi lội dưới làn nước biển trong xanh.
Khám phá làng chài Hàm Ninh bằng xe đạp
Nếu đến thăm Phú Quốc, bạn hãy dành một ngày để khám phá hòn đảo này bằng xe đạp. Trên tuyến đường từ trung tâm thị trấn Dương Đông đến làng chài Hàm Ninh, bạn không chỉ được thăm thú cảnh vật, cuộc sống của người dân làng chài mà còn được thưởng thức hải sản tươi ngon.
Khung cảnh hữu tình ở làng chài Hàm Ninh
Để bắt đầu cuộc hành trình, bạn cần chuẩn bị thể lực tốt để đạp xe. Bởi Phú Quốc toàn những con đường đồi dốc có thể thử thách khả năng đạp xe của bạn. Xe đạp thì bạn có thể thuê ở bất kỳ nơi đâu tại Phú Quốc với giá chừng 100.000 đồng/ngày. Khoảng cách từ trung tâm thị trấn Dương Đông đến làng chài Hàm Ninh chưa đầy 20km. Nếu đi xe máy thì chẳng có gì phải bàn, nhưng để chinh phục đoạn đường này bằng xe đạp thì bạn sẽ khá vất vả. Song có lẽ sự vất vả ấy được bù đắp bằng những cảnh đẹp ven đường.
Loa kèn đầu mùa trên đường phố Hà Nội
Là biểu tượng của tháng 4 Hà Nội nhưng những ngày này, dù mới tháng 3, loa kèn đã bắt đầu theo nhiều xe hoa xuống phố.
Loa kèn thường nở rộ khi nắng ấm nên còn được gọi là hoa mùa hạ, báo hiệu hè đã đến. Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 3 này do thời tiết ấm lên nên loa kèn cũng đã bung nở.
Chùa Chiền Viện
Chùa Chiền Viện, còn gọi là chùa Vát Hồng, nay thuộc bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Tài liệu thư tịch quan phương, nói về ngôi chùa này sớm nhất, là sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn. Theo bộ sách viết vào giữa thế kỷ XIX này thì ít nhất là đến khi ấy, chùa Chiền Viện vẫn còn là một kiến trúc Phật giáo lớn ở miền núi Tây Bắc, với số tượng Phật được thờ trong chùa là: 1 pho tượng lớn, 8 pho vừa, 56 pho nhỏ đều bằng đồng, 2 pho bằng thiếc, 1 pho nhỏ bằng ngà
Trước đấy - theo nhà Thái học Cầm Trọng - có thể chùa đã được tạo lập từ thế kỷ XIII, do đồng bào Thái Mộc Châu xây dựng, với nghĩa Thái của địa danh nơi xây chùa - "bản Vặt" - chính là âm chệch của "Phật" và tên hội chùa lễ Phật vào tháng 5 âm lịch ở đây là "Chách Vặt, Chách Và"
Tài liệu thư tịch quan phương, nói về ngôi chùa này sớm nhất, là sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn. Theo bộ sách viết vào giữa thế kỷ XIX này thì ít nhất là đến khi ấy, chùa Chiền Viện vẫn còn là một kiến trúc Phật giáo lớn ở miền núi Tây Bắc, với số tượng Phật được thờ trong chùa là: 1 pho tượng lớn, 8 pho vừa, 56 pho nhỏ đều bằng đồng, 2 pho bằng thiếc, 1 pho nhỏ bằng ngà
Trước đấy - theo nhà Thái học Cầm Trọng - có thể chùa đã được tạo lập từ thế kỷ XIII, do đồng bào Thái Mộc Châu xây dựng, với nghĩa Thái của địa danh nơi xây chùa - "bản Vặt" - chính là âm chệch của "Phật" và tên hội chùa lễ Phật vào tháng 5 âm lịch ở đây là "Chách Vặt, Chách Và"
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)