23 thg 1, 2015

Tà Chì Nhù sóng cuộn giữa đại dương mây

Tà Chì Nhù (thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái) cao 2.979m, là ngọn núi cao thứ 6 ở Việt Nam và được ví như một đại dương mây tuyệt đẹp. Đỉnh núi này là điểm 'săn mây' nổi tiếng với dân phượt.


Vượt qua những thử thách khắc nghiệt trên đường leo núi, đặt chân lên đỉnh Tà Chí Nhù, bạn sẽ có cảm giác tuyệt vời mà không phải ai cũng được trải qua một lần trong đời.

Dưới chân là cả một biển mây bồng bềnh, những cơn gió man mát, chưa bao giờ tôi có cảm giác tê tái tới vậy. Thầm nghĩ, nếu được ngồi cùng một cô gái nào trong cái khung cảnh đó, có lẽ tôi sẽ không ngần ngại trao luôn cho cô ấy một nụ hôn bất tận.

22 thg 1, 2015

Vĩnh Long - Văn Thánh miếu

Cổng Tam quan của Văn Thánh Miếu -Vĩnh Long

Trong kho tàng văn hoá, sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hoá rất đặc trưng ở Việt Nam. có mặt khắp mọi miền đất nước, giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện, tạo dựng cho mỗi người chúng tamột cuộc sống yên vui, nhất là về mặt tinh thần được an lành , lạc quan. Lễ hội đem đến cho con người sự thanh thản tâm linh, loại bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để hướng về cội nguồn, nhớ ơn các bậc tiền nhân có công với tổ quốc, các bậc tiền hiền khai khẩn nơi mình đang sống, Thành hoàng bổn cảnh…

Chúng tôi xin nhắc đến VĂN THÁNH MÌẾU -Vĩnh Long.


Nhà thờ Cái Mơn

Miền Tây Nam bộ không phải là nơi có đông giáo dân công giáo. Thế nhưng có một địa điểm ở Bến Tre, thời xưa đường xá đi lại rất khó khăn lại tập trung rất nhiều giáo dân, Nơi đây có cha sở người Pháp, là nơi các thừa sai người Pháp, Tây Ban Nha thường xuyên lui tới. Nơi đây có ngôi nhà thờ xưa vào bậc nhất Việt Nam. Đó là giáo xứ Cái Mơn.

Cái Mơn không hề là tên một đơn vị hành chánh Nhá nước nào, mà là tên của giáo xứ, giáo hạt (trực thuộc giáo phận Vĩnh Long). Xét theo vị trí địa lý thì vùng đất này thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre.

Theo sử sách ghi lại, từ năm 1700 Cái Mơn là trung tâm truyền giáo của các cha dòng Phanxicô. Cũng vào thời gian này (năm 1700) chúa Nguyễn cấm đạo gắt gao nên giáo dân từ Phú Yên tìm đường vào Nam để lánh nạn. Những gia đình giáo dân từ miền Trung đầu tiên tìm đến Cái Mơn lập nghiệp từ năm 1702, lập nên các họ đạo.

Từ năm 1802 đã có các cha thừa sai Pháp và Tây Ban Nha sang âm thầm giảng đạo. Cha sở Cái Mơn lâu năm nhất là cha Gernot, người Pháp (giáo dân Việt gọi là cha Quý). Ông nhận chức cha sở Cái Mơn suốt 48 năm (1864 - 1912). Ông chính là người cho xây nhà thờ Cái Mơn tồn tại đến ngày nay.


Nhà thờ Cái Mơn nằm bên quốc lộ 57, dưới chân cầu Cái Mơn Lớn. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Cầu ngói Phát Diệm, Ninh Bình

Cây cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình từng được in trên bộ tem bưu chính Việt Nam, bên cạnh cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế) và cầu ngói chợ Lương (Nam Định).

Được xây dựng vào năm 1902, tính đến nay cầu ngói Phát Diệm đã có lịch sử hơn 100 năm.

Tiếng đàn tranh Hải Phượng

Hơn 20 năm qua, nghệ sĩ Hải Phượng đã mang tiếng đàn tranh ngọt ngào, sâu lắng của mình chinh phục hàng triệu con tim yêu âm nhạc dân tộc ở cả trong nước và trên thế giới, góp phần bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống. 

Nghệ sĩ Hải Phượng là con gái đầu của Nhà giáo Ưu tú Phạm Thúy Hoan, cựu giảng viên âm nhạc dân tộc của Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh. Vì thế, ngay từ khi còn rất nhỏ, chị đã được làm quen với các nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là cây đàn tranh của mẹ. Chị kể, hồi ấy, mỗi lần được mẹ cho “nghịch” đàn là chị mải miết với nó cả buổi không biết chán.

Lên 7 tuổi, Hải Phượng được mẹ cho theo học khóa đầu tiên (năm 1976) về đàn tranh của Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh. Từ đó, chị đều đặn theo mẹ đến trường học đàn mỗi ngày. Càng học chị càng say mê và gắn bó với đàn tranh như máu thịt.

Hơn 15 năm khổ luyện cung đàn từ trung học dài hạn đến đại học, năm 1992, Hải Phượng tham dự cuộc thi Tài năng trẻ đàn tranh toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Cung Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh và đạt giải nhất. Từ đó, tiếng đàn tranh của Hải Phượng được nhiều người yêu nhạc biết đến và mến mộ. 


Nghệ sĩ Hải Phượng đã có hơn 20 năm gắn bó với nghệ thuật đàn tranh truyền thống.

Về Đào Thục xem rối nước

Rối nước Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội) đã để lại ấn tượng đối với bạn bè quốc tế trong những lần phường rối đi lưu diễn tại các nước Trung Quốc, Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản và hiện trở thành một sản phẩm du lịch mới lạ dành cho du khách nước ngoài trong tour khám phá văn hóa vùng Đồng bằng Bắc bộ.

Từ trung tâm thành phố Hà Nội chạy theo quốc lộ 3 đến trung tâm thị trấn Đông Anh, rẽ phải vào 10km, chúng tôi đến Thủy Đình, nơi được xem là sân khấu múa rối nước của làng Đào Thục.

Ông Ngô Minh Phong, trưởng phường rối nước Đào Thục kể cho chúng tôi nghe về lịch sử nghề rối nước truyền thống của làng. Văn bia ở đình làng Đào Thục có ghi rằng, ông tổ của nghề múa rối nước ở đây là ông Nguyễn Đăng Vinh làm chức Nội giám thời nhà Lê (1735 - 1940). Sau khi trở về làng, ông đã truyền dạy lại cho con cháu ba nghề: Dệt vải, làm mộc và múa rối nước. Đến nay, làng Đào Thục chỉ còn gìn giữ và phát triển được nghề múa rối nước. Hàng năm, vào ngày 24/2 âm lịch, dân làng vẫn làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức của ông tổ nghề. Vào Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 1989, phường rối nước Đào Thục đã đoạt huy chương vàng và đoạt huy chương bạc cho những tích trò xuất sắc trong Liên hoan múa rối nước toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1994.

Các con rối được làm bằng gỗ nhẹ, sơn những màu sắc sặc sỡ gắn lên đầu sào tre và điều khiển bằng ròng rọc.