20 thg 11, 2014

Tôi hát bài ca ngợi ca cây... cà phê!

Ở Việt Nam, cây được người ta ăn nhiều nhất là cây lúa. Dĩ nhiên không phải nhai sống cây lúa, mà là ăn những thành phẩm của nó: cơm, cháo, cốm...

Còn cái cây được người ta uống nhiều nhất có lẽ là cây cà phê. Cà phê đen, cà phê đá, cà phê sữa... Có thể nếu tính theo dung tích thì người ta uống bia nhiều hơn, nhưng tính theo số lần uống thí ắt là cà phê nhiều hơn. Vả lại, không nên kể bia vô đây vì nó không phải cây Việt Nam.

Cây cà phê

Gặp thầy cúng miền Tây Bắc

Cuối tháng 9, tôi theo hai người bạn đi thăm vài làng bản ở Tuyên Quang theo chương trình nghiên cứu những thầy then, thầy tào (*) và tranh thờ miền núi của họ.

Tác giả cùng thầy Thạch Đức Điện (phải), người Cao Lan 

Say nồng với "mỹ tửu" của người Mông

Từ lâu, dưới thung lũng Ngã ba Kim (Mù Cang Chải, Yên Bái), người Mông đã chưng cất được thứ rượu quý làm ngất ngây bất kỳ ai thưởng thức, dù chỉ một lần.

Đồ chưng cất rượu thóc hết sức thủ công - Ảnh: N.T.Lượng 

Rượu ở đâu chẳng có, nhiều nơi cũng nổi tiếng bởi rượu ngon, rượu quý nhưng ở Ngã ba Kim, loại “mỹ tửu” của đồng bào Mông không chỉ ngon, quý mà còn có “niên đại” từ bao đời nay.

Ở đây, trên núi cao, hầu như gia đình người Mông nào cũng nấu rượu thóc để thưởng thức và còn mang xuống chợ phiên bán. Rượu ở đây không lẫn với các loại rượu đặc sản ở các vùng khác như rượu ngô Quản Bạ, rượu San Lùng Bắc Hà, rượu làng Vân…

10 món ăn hấp dẫn ở quê hương công tử Bạc Liêu

Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với chàng công tử đốt tiền để "tán" gái, sân chim rộng lớn hay nhà cổ Tòa tham biện, vùng đất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long này còn sở hữu nền ẩm thực phong phú và tươi ngon, bổ dưỡng. Nhiều du khách khi đến đây đều say mê khám phá. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng gắn liền với quê hương công tử Bạc Liêu. 


1. Lẩu Mắm

Nơi đây, người dân thường chế biến món lẩu này từ mắm cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu mắm ăn kèm thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa... và rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình... (Ảnh: Lê Hà Ngọc Trâm). 

Chùa Chuông Phố Hiến

Chùa Chuông phố Hiến được mệnh danh là “phố Hiến đệ nhất danh lam”. Nơi đây từ lâu đã trở thành một trong những địa điểm du khách không nên bỏ qua khi tới Hưng Yên.

Chùa Chuông còn có tên gọi khác là Kim Chung Tự, nằm ở thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và trải qua cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên ngôi chùa hoàn chỉnh như ngày nay. Du khách đến thăm có thể thấy nét cổ kính và những hoa văn, kiến trúc thời Hậu Lê rõ rệt trên cánh cổng và mái cổng Tam Quan. 

Ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây

Đến xứ Tây Đô, ngoài trải nghiệm chợ nổi Cái Răng, dạo bộ bến Ninh Kiều... du khách không thể bỏ qua chuyến thăm ngôi nhà cổ Bình Thủy đã có trên 100 năm tuổi, được dùng làm bối cảnh của nhiều phim nổi tiếng.

Nhà cổ Bình Thủy hiện thờ họ Dương, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 và tôn tạo lại vào giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà bề thế nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ. Bước qua rào cổng kiên cố bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp, bạn sẽ thấy một cổng phụ xây theo kiến trúc Á Đông với 4 cột tròn, mặt trước gắn bảng "Phước An Hiệu".