7 thg 7, 2014

Lễ trưởng thành của thiếu nữ Chăm Bani Ninh Thuận

“Kareh” được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong vòng đời, đánh dấu sự trưởng thành của thiếu nữ Chăm theo đạo Bani.

Đến với làng Chăm Bani, bên cạnh được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của thánh đường Hồi giáo, du khách còn có thể tham dự nhiều nghi lễ tôn giáo linh thiêng và đặc sắc. Trong đó, lễ Kareh dành cho thiếu nữ được người dân nơi đây bảo tồn nguyên hiện trạng cho đến ngày nay.

Lễ Kareh được tổ chức cho các thiếu nữ từ 9 đến 15 tuổi. Theo quan niệm của người Chăm, tốt nhất nên làm lễ này trước khi các thiếu nữ vào tuổi dậy thì để tỏ lòng tôn kính cũng như thân thể sạch sẽ cho Po Awluah (Thánh Ala) chứng dám. Nghi lễ được tổ chức trong hai ngày, thứ 5 và thứ 6 vào các tháng 3, 8 hoặc 10 lịch Chăm.

Chủ lễ Kareh là Cả sư Bani, còn các chức sắc khác phụ lễ. Chủ nhà sẽ chọn một khoảng sân phía trước nhà và rào xung quanh bằng liếp tre để dựng nhà lễ. Trong đó nhà lễ chính ở phía Đông nơi tiến hành lễ Kareh và các chức sắc Bani lập bàn tổ, đối diện phía Tây là nhà lễ phụ cho bà bóng và các thiếu nữ. 

Bà bóng đưa các thiếu nữ vào nhà lễ chính. 

Đi săn 'vàng ròng' trên đảo Quan Lạn

Sá sùng là loài thủy sinh được ví quý như 'vàng ròng' của đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khi mỗi cân sá sùng khô giá gần 1 chỉ vàng.

Người săn sá dùng kín mít từ đầu đến chân, chỉ hở mỗi đôi mắt

Chuyến đi săn thứ vàng ròng trên hòn đảo đẹp như tranh vẽ Quan Lạn cho chúng tôi nhiều trải nghiệm hơn mong đợi.

Kỳ lạ nơi cá voi rủ nhau tìm đến trước khi chết

Từ lâu, làng chài Phước Hải (xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nổi tiếng với nghĩa địa cá voi (cá ông) lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là vùng mà cá voi tìm đến nhiều nhất… khi chết – một điều mà người dân địa phương cũng khó lý giải.

Ngôi đền thờ cá Ông lung linh như cung điện ở làng chài Phước Hải.

Làng chài Phước Hải nằm ven theo bờ biển, được ngăn cách với biển bằng con đê kiên cố, vững chãi. Hầu hết, những nhà dân ở đây đều dựng nhà cấp 4, mái fibro-ximang; bên trên đều có phủ bằng nhiều bao tải cát để giữ ngói không cho gió biển thổi bay.

6 thg 7, 2014

Chôm chôm ngon hơn hay vải ngon hơn?

Tôi sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, Đồng Nai. Chắc không cần phải nhắc mọi người rằng đây là xứ sở chôm chôm. Những vườn chôm chôm trải dài từ Long Khánh tới Xuân Lộc. Khi tới mùa, hàng đoàn xe chở chôm chôm từ đây đi khắp miền đất nước. Ngay trước nhà tôi cũng có một cây chôm chôm. Sống ở Long Khánh thì cứ là ăn chôm chôm thoải mái thôi!

Chôm chôm trên cây

7 món ngon phải thử khi ghé thăm Hà Giang

Mảnh đất địa đầu Tổ quốc này không chỉ có cháo ấu tẩu hay thắng dền, mà còn nhiều món ăn hấp dẫn hơn thế.

Dưới đây là 7 món ăn mà du khách nên thử khi ghé thăm Hà Giang

1. Thắng dền 

Thắng dền có vị ngọt đặc trưng của đường hoa mai cô đặc. Ảnh: Cảnh Nguyễn Đức. 

Thắng dền là một loại bánh ăn chơi khá phổ biến tại thành phố Hà Giang. Nhiều người nhầm tưởng đây là món bánh trôi miền xuôi nhưng thắng dền lại có cách chế biến hoàn toàn khác. Bánh làm từ bột nếp, đường và được nặn thành viên tròn, Chỉ khi có khách gọi, chủ quán mới cho bánh vào luộc rồi chan nước bao gồm đường hoa mai cô đặc, dừa và gừng. Đây là món ăn khá hợp vào khí trời mát mẻ ở Hà Giang, đặc biệt trong những ngày đông. Vị cay cay của gừng sẽ khiến du khách nhớ mãi không thôi.

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ trên đỉnh Mẫu Sơn

Vào mùa hè, du khách thập phương lại rồng rắn kéo nhau lên Mẫu Sơn nghỉ mát, thưởng ngoạn. 

Nền đất ngôi biệt thự cổ của Người Pháp xây dựng vẫn còn nguyên tường gạch 

Đoạn đường lên núi dài 15km được xem là gian nan và khó khăn nhất với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục. Mẫu Sơn (Lạng Sơn) với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, tách biệt hẳn với những khu dân cư, vẻ đẹp nơi đây mang đầy nét hoang sơ, cổ kính chứa đựng nhiều huyền bí đối với mỗi du khách khi đặt chân tới đây. Đặc biệt nhất nlà những ngôi biệt thự với kiến trúc cổ từ thời Pháp thuộc.