15 thg 12, 2013

Ngôi làng cổ trong lòng thành phố Huế

Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.

Phường Thủy Biều, TP Huế ngày nay là sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa là Nguyệt Biều và Lương Quán. Thủy là nước, Biều là cái bầu nên có thể hiểu nôm na Thủy Biều tức là cái Bầu Nước. Phải chăng tên gọi này xuất phát từ vị trí ba mặt Thủy Biều đều được bao bọc bởi dòng sông Hương thơ mộng? 

Con đường rợp bóng cây xanh, đậm chất thôn quê. Ảnh: doanhnhansaigon 


Đà Lạt có ngôi nhà kỳ dị

“Crazy House” là một trong những quần thể kiến trúc đặc biệt ở Đà Lạt gây tò mò cho du khách và được nhiều báo nước ngoài ca ngợi.

Ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, có một ngôi nhà rất nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo và kỳ dị. Ban đầu ngôi nhà được đặt tên là “biệt thự Hằng Nga” nhưng sau này đổi tên thành “Crazy House” (Ngôi nhà điên). Chủ nhân của nó là nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga.

Lấy cảm hứng từ sự thơ mộng và môi trường tự nhiên quanh TP Đà Lạt cũng như từ các tác phẩm của Gaudi, kiến trúc sư Đặng Việt Nga đã thiết kế nên "Ngôi nhà điên" tọa lạc ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng. Ngay từ khi bước vào khuôn viên của ngôi nhà, người ta có cảm tưởng đang vào một khu rừng như trong chuyện cổ tích: những cây leo chằng chịt, xanh rì quanh những cây cổ thụ xù xì 2 người ôm không xuể. Xung quanh nhà là muông thú, những cây nấm khổng lồ - tất cả được đúc bằng bê tông. Ngoài trời, những mảng mạng nhện được kết từ dây thép chăng nhằng nhịt từ trên cao thả xuống trông như thật. Ngôi nhà có các mảng kiến trúc gồ ghề, lồi lõm với các mảng bê tông đen, vàng, nâu với những hình thù kỳ quái tạo nên một cảm giác kì bí. 


14 thg 12, 2013

Thung lũng Ma Thiên Lãnh ở miền Đông Nam bộ

Được ví như một Đà Lạt của miền Đông Nam bộ, thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm trên địa phận xã Thạnh Tân (thị xã Tây Ninh, Tây Ninh) hình thành bởi 3 ngọn núi là núi Bà Đen, núi Heo và núi Phụng với diện tích hàng trăm héc ta rừng nguyên sinh tuyệt đẹp cùng những suối nước chảy róc rách khi mùa mưa tới.

Một goc thung lũng Ma Thiên Lãnh. 

Hiện nay, đã có một con đường nhựa dài hơn 3 cây số từ tỉnh lộ 785 nối lên tận đỉnh núi Phụng rồi nhưng để đến được Ma Thiên Lãnh lại không phải dễ dàng, bởi đường xuống thung lũng vẫn khá cheo leo, hiểm trở và đặc biệt là ở đây có rất nhiều... rắn.

Chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng hai giờ đi xe máy, vượt quãng đường gần một trăm cây số, hiện nay Ma Thiên Lãnh trở thành địa điểm du ngoạn, nghỉ ngơi dịp cuối tuần của những bạn trẻ với nét hấp dẫn của thiên nhiên hoang sơ, tách biệt với nhịp sống hiện đại của các đô thị. Từ chân núi, nơi có một xóm nhỏ chừng chục hộ dân sinh sống, chỉ đi thêm gần một cây số là lên tới đỉnh núi. Đây chính là nơi dành cho những ai ưa mạo hiểm thực hiện hành trình khám phá bằng những con đường rừng rợp bóng cây cối cổ thụ vào lãnh địa bí ẩn chưa có dấu chân người.

Nghĩa địa Kut, thế giới vĩnh hằng của người Chăm

Dọc quốc lộ 1A ngang qua Ninh Thuận, Bình Thuận, ta sẽ thấy thấp thoáng những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, bốn bề đồng ruộng bao la... Đó là nghĩa địa Kut của người Chăm Ahier.

Người Chăm ở Ninh Thuận có hai tôn giáo chính là Chăm Ahier, Chăm Awal (Chăm Hồi giáo bản địa hóa) và một bộ phận nhỏ theo Hồi giáo chính thống (Chăm Islam). Mỗi tôn giáo người Chăm luôn có nét văn hóa đặc thù riêng, thể hiện rõ nét trong nghi lễ tang ma.

Người Chăm Awal khi qua đời được chôn cất ở một nơi được gọi là Ghur. Hàng năm vào tháng 9 Hồi lịch người dân đến làm lễ tảo mộ và bắt đầu lễ hội Ramawan. Trong khi đó, người Chăm Ahier khi qua đời sau khi chôn hơn một năm, hài cốt được lấy lên làm lễ hỏa táng, và giữ lại 9 mảnh xương trán để đem làm lễ nhập Kut. 

Nghĩa địa Kut của người Chăm. 

Những con phố độc đáo ở Sài Gòn

Bạn có thể tìm cho mình một món đồ cổ ưa thích trên đường Lê Công Kiều (quận 1), hoặc lạc vào thế giới sách cũ trên đường Trần Nhân Tôn (quận 5).

Tuy không có 36 phố phường với những mặt hàng kinh doanh đặc trưng như ở Hà Nội, nhưng ở Sài Gòn đâu đó vẫn có những con đường, góc phố mà mỗi khi nhắc đến, người ta nghĩ ngay đến những cửa hiệu san sát với mặt hàng kinh doanh giống nhau.

1. Phố đồ cổ 

Phố đồ cồ Lê Công Kiều thường thu hút đông du khách đến tham quan và mua sắm. Ảnh: Tiêu Phong. 

Chỉ ngắn chừng 200 m nhưng đường Lê Công Kiều (quận 1) lại chứa đựng trong lòng nó cả kho tàng lịch sử văn hóa của dân tộc được tái hiện qua những món đồ cổ. Đến đây, bạn như lạc vào một thế giới đồ cổ với đủ vật dụng lớn nhỏ bày san sát nhau, có cửa hiệu còn bày tràn ra cả vỉa hè. Những tờ tiền giấy Đông Dương, tiền xu thời Lý, Trần..., những chiếc liễn, bình gốm thời nhà Nguyễn, nhà Thanh... là những gì bạn có thể nhìn thấy.


Nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe

Việt Nam có hai nơi được coi là ngã ba biên giới, trong đó cực Tây Tổ quốc - A Pa Chải gắn liền với cột mốc số 0 là điểm đến mơ ước của nhiều bạn trẻ.

A Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh “một con gà gáy cả ba nước đều nghe”, nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km.

Từ thành phố Điện Biên Phủ có nhiều cách để lên A Pa Chải. Cung đường được nhiều người lựa chọn nhất là đi qua Mường Chà - Mường Nhé - Chung Chải - Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải. Tuyến này có tổng chiều dài gần 280 km và ôtô đi thẳng. 

Mất khoảng 2 tiếng làm thủ tục. Thời gian bắt đầu làm việc của Bộ chỉ huy biên phòng tại Điện Biên là 8h sáng. Ảnh: Ngọc Viễn Nguyễn.