7 thg 10, 2013

Khách bộ hành trên đường phố Kontum

Cách Pleiku chưa tới 50 km, thành phố Kontum gần như có đủ những đặc điểm của Phố núi cao, phố núi đầy sương - Phố núi cây xanh, trời thấp thật buồn, nhưng e rằng hoang sơ và buồn hơn Pleiku nhiều lắm.

Đường phố Kontum không chỉ đi dăm phút đã về chốn cũ như Pleiku, mà lại còn vắng vẻ nữa


Một ngôi nhà thờ nhỏ, nằm ở góc đường Lý Tự Trọng - Trần Hưng Đạo. Đường vắng hoe.

Anh khách lạ đi lên đi xuống - May mà có em... Không thấy em Kontum má đỏ môi hồng ở đâu, chỉ thấy người phụ nữ Ba-na mang gùi đi bộ giữa con đường tráng nhựa ở trung tâm thành phố.

Tinh hoa làng mộc Kim Bồng

Lâu nay, mộc Kim Bồng đã trở thành thương hiệu của Hội An, đi vào trong tâm thức của nhiều người dân phố cổ.

Làng mộc Kim Bồng thuộc xã đảo Cẩm Kim, thành phố Hội An, Quảng Nam. Mộc Kim Bồng là một “thương hiệu” của Hội An cùng với khu phố cổ. Làng nghề đã có hơn 600 năm tuổi, được hình thành từ thế kỷ 15 do ông tổ nghề là người từ Thanh Nghệ di cư vào, dừng chân và lập nghiệp ở mảnh đất này. 

Tới cuối thế kỷ 16, thế kỷ 17, cùng với Hội An, nghề mộc Kim Bồng phát triển rực rỡ và có đóng góp to lớn trong sự phát triển của cảng thị này với các công việc đóng tàu thuyền, dựng nhà, làm đồ mộc dân dụng, đồ thủ công mỹ nghệ.

Rất nhiều kiến trúc nhà cửa, chùa quán... ở khu phố cổ Hội An in dấu bàn tay thợ mộc Kim Bồng. Những kiến trúc này đẹp, đặc sắc bởi nét chạm trổ tinh xảo, tài hoa của thợ Kim Bồng. Thợ Kim Bồng cũng tự hào được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau là triều đình nhà Nguyễn vời ra Kinh đô để xây dựng các công trình. 

Một sản phẩm tinh xảo của các nghệ nhân Kim Bồng. 

Làm đèn kéo quân ở Cao Viên

Cứ đến dịp Trung thu, cây đèn kéo quân với những hình ảnh sinh động lại xuất hiện.

Đèn kéo quân, hay còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung thu. Hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi "kéo quân"), về sau người ta mở rộng nhiều đề tài khác như thêm ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu,… và đến nay là các yếu tố hiện đại hoặc giải trí như Tôn Ngộ Không, mèo máy Đôrêmon, thủy thủ Mặt Trăng… 

Để phục hồi nghề làm đèn kéo quân, liên tục 4 năm nay, Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam đã mời một số nghê nhân ở thôn Đan Viên (xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) dạy các em học sinh cấp 2 làm đèn kéo quân vào dịp Trung thu. Cũng nhờ thế nên ở Cao Viên vẫn còn làm đèn kéo quân theo cách truyền thống.

Đã 4 năm nay gia đình ông Nguyễn Văn Quyền (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) làm đèn kéo quân để bán vào dịp Trung thu. Ông Quyền còn dạy làm đèn kéo quân vào dịp trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho học sinh cấp 2 

Ngôi chùa độc đáo có hơn 100 pho tượng bằng đất

Chùa Nôm (Hưng Yên) hiện đang lưu giữ hơn 100 pho tượng làm bằng đất với nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông, chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) vẫn giữ được gần như nguyên vẹn vẻ cổ kính của kiến trúc chùa cổ đồng bằng Bắc Bộ. Điều đặc biệt nhất là ngôi chùa này đang lưu giữ hơn 100 pho tượng cổ bằng đất.

Bên cạnh đó là kiểu kiến trúc độc đáo – "nội công, ngoại quốc" với hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu hay như ở chữ Quốc.

Cổng chính chùa Nôm nằm trước chợ làng Nôm với kiến trúc khá độc đáo 

Khám phá Chí Linh Bát Cổ

Huyện Chí Linh của tỉnh Hải Dương là mảnh đất địa linh nhân kiệt tiêu biểu của các tỉnh phía Bắc thời phong kiến. Đây là vùng đất ghi dấu ấn của rất nhiều bậc anh hùng, danh nhân văn hóa như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi… 

Đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng

Người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến Chí Linh Bát Cổ - tám cảnh đẹp, di sản văn hóa cổ tiêu biểu được hiền nhân xưa bầu chọn. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc hành trình tìm lại tám cảnh đẹp cổ ấy.


6 thg 10, 2013

Hang Rái, địa chỉ vàng cho thợ săn ảnh

Dù chưa có tour du lịch mở đến nhưng Hang Rái lại thu hút nhiều tay mê nhiếp ảnh và những phượt thủ ưa mạo hiểm bởi vẻ đẹp hoang sơ.

Nằm ở phía Nam của vịnh Vĩnh Hy, cách thành phố Phan Rang chừng 35 km, bãi Hang Rái giống như “một nàng công chúa đang ngủ yên” giữa các địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Ninh Thuận đang chờ người đến “đánh thức”. Bãi Hang Rái không chỉ có địa thế núi chắn sóng, chất chồng lên nhau tạo nên những hang động đẹp mắt mà còn là khu vực sinh sống của loài rái cá. Đó cũng chính là cội nguồn ra đời tên gọi đặc biệt - Hang Rái. Núi ở đây không cao, hang không sâu nhưng là nguồn cảm hứng vô tận cho các tay săn ảnh bởi vẻ đẹp ấn tượng giữa một bên là núi Chúa, một bên là biển xanh sóng vỗ rì rào với những đàn rái cá đùa giỡn trên các mỏm đá. 

Hang Rái. Ảnh: Lê Minh Ngọc