17 thg 8, 2013

Phiêu du trên đỉnh Đá Bia

Cách TP Tuy Hòa 23km, núi Đá Bia nằm bên chân đèo Cả (thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa, Phú Yên) sừng sững hiên ngang.

Trên đỉnh Đá Bia

Đường lên núi Đá Bia quanh co với những bậc đá chẻ bám theo các triền núi. Càng tiến sâu vào rừng, cây cối um tùm phủ kín cả đường đi, người đi. Đường đi càng lúc càng dốc, càng khó khăn, băng qua không biết bao nhiêu ghềnh, suối, hang đá... Chưa đến nửa đoạn đường, chiếc khăn vắt trên vai ướt đẫm mồ hôi và cả nhóm đã phải hơn chục lần ngồi nghỉ mệt.

Viên ngọc thô ở phương nam

Nằm ở vùng biển cực Nam xa xôi của đất nước, cái tên quần đảo Nam Du nghe vừa thanh thoát, vừa có chút bí ẩn kích thích đam mê du lịch khám phá.

Một góc đẹp trên đảo Nam Du - Ảnh: Việt Phương

Nam Du không phải là một cái tên quen trên bản đồ du lịch. Nằm ở phía đông nam đảo Phú Quốc và cách bờ biển Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) khoảng 65 hải lý, quần đảo Nam Du gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một cảnh sắc tuyệt vời giữa vịnh Thái Lan. Sau ba tiếng đi tàu cao tốc từ Rạch Giá, du khách đã có thể đặt chân lên đảo. 

"Choại chột thì chấm nước tương"...

“Choại chột thì chấm nước tương/ Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm”. Xưa kia, đọt choại là món ăn dân dã chỉ quanh quẩn trong các bếp nghèo ở miệt U Minh, Đồng Tháp... Giờ loại rau này đã trở thành đặc sản nổi tiếng và đường hoàng đi vào các siêu thị, nhà hàng. 

Đọt choại rừng mới hái - Ảnh: Hoài Vũ

Thơm phức bò gác bếp Cao Bằng

Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp.

Bò gác bếp - Ảnh: Ba Hưng

Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.

Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất.

16 thg 8, 2013

Độc đáo làng tiểu sành

Tiểu sành dùng để đựng hài cốt của người quá cố sau khi sang cát. Nhưng tiểu sành để xây nhà, đắp chân đê, dựng tường làng, xây đình, chùa… thì chắc rằng chỉ người làng Thổ Hà, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang mới sáng tạo ra.

Cụ Trịnh Đắc Cường, năm nay đã 87 tuổi hiện đang là thầy giáo dạy chữ nho trong làng cho biết: “Làng Thổ Hà của chúng tôi xưa kia có nghề làm gốm sành rất nổi tiếng. Nó khác với các loại đồ gốm sứ của làngChu Đậu, Phù Lãng hay Bát Tràng làm ra. Người Thổ Hà từ đời Trần – Lê đã biết tận dụng những chiếc tiểu sành phế phẩm để làm tường nhà, đình, chùa, làm chân đê sông Cầu”.


Cổng làng Thổ Hà cổ kính trải qua bao mưa, nắng

Rừng ơi...

Đã 38 năm mà trước mắt tôi những chiếc xe con màu trắng xuất hiện trên những con đường giữa chiến khu Bắc Tây Ninh sáng ngày 2/5/1975 vẫn rõ nét như đang hiển hiện.

Di tích lịch sử Căn cứ Chiến khu Đ, nơi thành lập Trung ương Cục, năm 1961

1

Có lẽ thấy tôi mặc quân phục Quân Giải phóng, lại đạp xe ngược chiều, mấy chiếc ô tô vội vã dừng lại. Một tốp người ăn mặc sang trọng quây lấy tôi hỏi đường về "R". Họ là những người Sài Gòn đi tìm người thân là Việt Cộng ở "R".

Về R? Làm sao chỉ cho họ một cách chính xác được? Căn cứ của Trung ương Cục Miền Nam (TƯC) - đầu não của "R" - thì tôi chưa được phép tiết lộ, còn biết bao "B" và "C" - bí danh của cả bộ máy trực thuộc TƯC phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - đều gọi chung là "R".