5 thg 3, 2013

Hội vật làng Sình

Đến hẹn lại lên, sáng 19/2 (mùng 10 Tết), tiếng trống hội dồn dập từ làng Lại Ân, xã Phú Mậu -Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế lại gióng liên hồi báo hiệu lễ khai hội vật làng Sình đã đến. 

Từ 6g sáng, các nẻo đường từ cầu chợ Nọ dẫn về làng Sình chật ních người, xe gần xa đua nhau đổ về ngôi làng hạ lưu sông Hương để được tận mắt chứng kiến ngày hội vật cổ truyền có từ hơn 400 năm nay. 

Đánh trống khai hội 

Chùa cổ xứ Kinh Bắc

Cách thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) chừng 10 km, qua cầu Hồ là đến đất Thuận Thành, nơi có hai ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Dâu và chùa Bút Tháp. 

Gần hai ngàn năm trước, đây là đất Luy Lâu, thủ phủ Giao Châu thời Bắc thuộc, là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam, nơi nảy sinh nhiều sự tích gắn với những ngôi chùa tuyệt đẹp. 

Tiền đường và tháp Hòa Phong - chùa Dâu 

Một ngày trên đầm Nha Phu

Đầm Nha Phu (cách thành phố Nha Trang khoảng 20 km về phía bắc) là một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Khánh Hòa bởi những bãi tắm tuyệt đẹp và những hòn đảo thơ mộng ngoài khơi xa. 

Bãi tắm Hòn Thị 

Từ điểm xuất phát ở cầu cảng Đá Chồng, chiếc tàu du lịch lướt qua những con sóng nhấp nhô xanh thẳm, đưa du khách đến Hòn Thị. Nơi đây còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ với những rừng cây rậm rạp, nhiều lòai động vật hoang dã và những thung lũng mang nhiều câu chuyện huyền bí. 

4 thg 3, 2013

Lắc lư lắc lẻo cầu treo

Các bạn đã từng qua cầu treo chưa?

Cái cảm giác lúc la lúc lắc như võng đưa khi đi qua cầu thật là hấp dẫn bạn nhỉ?

Trên đường đi du lịch nhiều nơi có cầu treo lắm. Vừa vào cửa ngõ Đà Lạt, ở thác Prenn là đã có một cầu treo nho nhỏ rồi.


Về Nam Định nhớ ghé đền Trần

Đền Trần thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía tây bắc thuộc phường Lộc Vựng. Là cụm di tích nổi tiếng trong cả nước (Lễ hội đền Trần), rộng đến hàng chục hécta, gồm có ba đền: Thiên Trường hay đền Thượng thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch hay đền Hạ thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và đền Trùng Hoa.

Ngược dòng lịch sử, triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225-1400), di tích đền Trần được xây vào những triều đại khác nhau ở Tức Mạc (phường Lộc Vựng bây giờ), vốn là mảnh đất dấy nghiệp của vương triều Trần. Hành cung được xây dựng năm 1923, nơi ở của vua khi về thăm.


Hồ nước

Huyền thoại già làng Tơ Tơ

Bên dòng suối Samach (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), có một nhà sàn nho nhỏ nép mình dưới những tán cây đại thụ. Đó là ngôi nhà của già làng Tơ Tơ, “báu vật sống” của người dân tộc Châu Ro, người từng một thời khiến quân thù bao phen điên đầu.

NGƯỜI HÙNG NĂM XƯA

Tỉnh lộ 761 như một dải lụa mềm uốn lượn giữa đại ngàn, có lúc nằm chênh vênh giữa lưng trời, lẫn trong mây, lúc lại hối hả đổ xuống con suối đang reo ồn ào. Rừng núi Mã Đà, nơi có chiến khu Đ một thời oanh liệt, đẹp như một bức tranh. Sau nửa ngày vượt gần 200 cây số, cuối cùng, chúng tôi cũng đã đến xã Phú Lý trong bộ dạng toàn thân lấm lem bụi đường. Già làng Tơ Tơ đã quá nổi tiếng ở vùng này, nên tìm đến nhà ông chẳng khó khăn gì. Lúc tôi đến, già làng đang ngồi dưới bậc cầu thang được ghép bằng cây rừng lên nhà sàn, đôi mắt nhắm nghiền. Quanh chân nhà sàn, mấy chú heo đang đủng đỉnh kiếm ăn, bầy gà xúm xít tìm mồi, trên cây, tiếng chim ríu rít. Khung cảnh thật yên bình. Cố gắng bước nhẹ nhưng chưa lại gần tôi đã giật mình khi nghe già làng cất tiếng: “Con từ xa đến?”. Tôi gật đầu chào và giới thiệu vắn tắt.

Già làng Tơ Tơ (tiếng Châu Ro) còn có tên là Nguyễn Văn Nổi, bởi cha ông người Kinh ở Ninh Bình, chỉ có mẹ người Châu Ro. Là con thứ 5 trong gia đình nên mọi người thường gọi ông là Năm Nổi. Năm nay đã bước sang tuổi 84, khuôn mặt quắc thước, nước da săn chắc, đôi mắt sáng tinh anh, chòm râu dài, trắng như cước… xem ra, già làng còn đủ sức leo vài quả đồi.



Già làng đang hồi tưởng lại ký ức hào hùng năm xưa