Cầu Ánh Sao - Hiệu ứng đèn chiếu tạo không gian cảnh quan ấn tượng:
26 thg 2, 2013
Cầu ánh sao - Quận 7
Cầu Ánh Sao (Starlight Bridge) tọa lạc tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Cầu có chiều dài 170m, mặt cầu rộng 8,3m, được bắc ngang qua kênh Thầy Tiêu với thiết kế cong hình mặt trăng. Được khánh thành ngày 20/4/2010, điều đặc biệt là chiếc cầu tràn ngập ánh sáng này chỉ dành cho người đi bộ để ngắm cảnh.
Ớn lạnh ở Bàu Sấu
Rồi tôi cũng đến được vùng đầm lầy nguyên thủy cuối cùng của Nam Bộ, cách TP Hồ Chí Minh cỡ 150 km đường bộ về phía tây bắc, nếm trải những giờ phút ghê rợn trên chiếc thuyền con thèo đảnh lênh đênh giữa bàu nước xanh ngằn ngặt với hàng đàn cá sấu hoang dã, có con dài ba mét nặng hơn tạ.
Kiểm lâm Chiến lái mũi thuyền vượt qua biển bèo, thức ăn khoái khẩu của cá sấu. Ảnh: QD.
Hồi nhỏ đọc tiểu thuyết của Nhà văn Đoàn Giỏi, tôi cứ lật đi lật lại Chương 15- Phường săn cá sấu và tự hỏi lấy đâu ra lắm cá sấu thế. Nay nghe anh em kiểm lâm rồi người Mạ bản địa ở xã Tân Phú (huyện Tà Lài, tỉnh Đồng Nai) kể, lại đọc thêm tài liệu của dự án bảo tồn Bàu Sấu, mới mường tượng được cá sấu ở vùng Đất Rừng Phương Nam của Võ Tòng có lẽ từng nhiều như muỗi thật. “Bắt cá sấu như bắt cá lóc rộng trong khạp. Bàu nào cũng có”.
Quần thể di tích Hoàng thành Yên Bái
Hoàng Thành Yên Bái là một quần thể dày đặc các dấu tích kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần, cách thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hơn một trăm cây số, còn rõ nét thành quách, ao vua, hào lũy, bãi tập… cùng nền tảng chùa tháp, đền đài, vật liệu kiến trúc, với cảnh quan núi sông bao bọc, hiểm yếu về địa thế quân sự.
Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện thấy tại quần thể di tích này không ít hiện vật có hình dạng và niên đại giống với những hiện vật được khai quật ở Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội như: gạch, ngói, đá chân cột, lá đề, sen, cúc..., tượng đất nung linh vật các loại: đầu rồng, phượng..., cùng đồ thờ, đồ gốm sứ... Các nhà khoa học lịch sử nhận định, đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn, như một Trung tâm văn hóa Phật giáo thời bấy giờ và được ví như là “Hoàng thành” của Yên Bái.
Nhắc tới Quần thể di tích Hoàng Thành Yên Bái là nhắc tới di tích Hắc Y - Đại Cại, một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1995, di tích này được phát hiện. Năm 2001, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền Đại Cại dựng cạnh bờ sông Chảy, mặt chính của đền nhìn ra ngã ba sông và đồi Hắc Y. Đền nằm trong một khuôn viên rộng, có nhiều cây xanh và đường ven sông, tạo vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính. Tại khu vực Đại Cại, Bến Lăn còn tìm được nhiều công cụ đá cuội có đặc trưng văn hoá Sơn Vi. Đền Đại Cại xưa có tên cổ là đền Ta Cại, ngày nay nằm trên địa phận xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Tính đến nay, đền đã trải qua 3 lần di chuyển. Trước thời Tự Đức, đền Đại Cại tọa lạc trên gò Đại Mạo, cạnh miếu Hắc Y, bên bờ phải của cửa ngòi Đại Cại, sau đó chuyển sang gò Đền đối diện với gò Đại Mạo. Đến thời Khải Định, đền được rời đến vị trí hiện nay.
Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện thấy tại quần thể di tích này không ít hiện vật có hình dạng và niên đại giống với những hiện vật được khai quật ở Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội như: gạch, ngói, đá chân cột, lá đề, sen, cúc..., tượng đất nung linh vật các loại: đầu rồng, phượng..., cùng đồ thờ, đồ gốm sứ... Các nhà khoa học lịch sử nhận định, đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn, như một Trung tâm văn hóa Phật giáo thời bấy giờ và được ví như là “Hoàng thành” của Yên Bái.
Nhắc tới Quần thể di tích Hoàng Thành Yên Bái là nhắc tới di tích Hắc Y - Đại Cại, một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1995, di tích này được phát hiện. Năm 2001, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền Đại Cại dựng cạnh bờ sông Chảy, mặt chính của đền nhìn ra ngã ba sông và đồi Hắc Y. Đền nằm trong một khuôn viên rộng, có nhiều cây xanh và đường ven sông, tạo vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính. Tại khu vực Đại Cại, Bến Lăn còn tìm được nhiều công cụ đá cuội có đặc trưng văn hoá Sơn Vi. Đền Đại Cại xưa có tên cổ là đền Ta Cại, ngày nay nằm trên địa phận xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Tính đến nay, đền đã trải qua 3 lần di chuyển. Trước thời Tự Đức, đền Đại Cại tọa lạc trên gò Đại Mạo, cạnh miếu Hắc Y, bên bờ phải của cửa ngòi Đại Cại, sau đó chuyển sang gò Đền đối diện với gò Đại Mạo. Đến thời Khải Định, đền được rời đến vị trí hiện nay.
Kho tàng ca dao, phương ngôn Thái Nguyên
Cùng với kho tàng ca dao, phương ngôn chung của
đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Thái Nguyên còn có những câu ca
dao, tục ngữ, phương ngôn riêng rất độc đáo.
Chùa Phù Liễn, một trong những địa danh đã đi vào ca dao
Về ca dao, ở Thái Nguyên hầu hết mỗi câu ca dao chỉ một địa danh nào đó để mỗi người dân đều dễ nhớ dễ thuộc:
Qua Đu, tới Đuổm, lên Chào
Rẽ qua phố Ngữ thì vào chợ Chu
25 thg 2, 2013
Tản mạn nơi Điện Ngọc Hoàng
Điện Ngọc Hoàng ở nơi nao?
Điện Ngọc Hoàng không phải ở trên trời, mà ở tại... số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TP. Hồ Chí Minh. Dân Sài Gòn gọi đây là chùa Ngọc Hoàng.
Thật ra đây đâu phải là chùa! Vì chùa thì phải thờ Phật, mà nơi đây thờ... Ngọc Hoàng thượng đế cùng các thần tiên của ông ta. Và chính người Hoa, những người dựng xây nên nơi này đã gọi tên là Điện Ngọc Hoàng! (nếu gọi là đạo thì nơi đây nhuốm mùi đạo Lão hơn là đạo Phật).
Điện Ngọc Hoàng không phải ở trên trời, mà ở tại... số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TP. Hồ Chí Minh. Dân Sài Gòn gọi đây là chùa Ngọc Hoàng.
Mặt trước điện Ngọc Hoàng
Thật ra đây đâu phải là chùa! Vì chùa thì phải thờ Phật, mà nơi đây thờ... Ngọc Hoàng thượng đế cùng các thần tiên của ông ta. Và chính người Hoa, những người dựng xây nên nơi này đã gọi tên là Điện Ngọc Hoàng! (nếu gọi là đạo thì nơi đây nhuốm mùi đạo Lão hơn là đạo Phật).
Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37 ở Hà Nội
Nằm trong con phố nhỏ Nam Tràng, khu Ba Đình (Hà Nội), không nhộn nhịp, cũng không đài loa "hết cỡ", Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37 thu hút thực khách bởi nét hoài niệm về một "thời xa vắng", cái thời khách mua hàng như kẻ đi xin, người bán như "phụ mẫu". Cửa hàng mậu dịch này hấp dẫn thực khách nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau, cả những khách đi xe bốn bánh bởi sự tò mò, muốn hiểu được những thứ thuộc về “ngày xửa, ngày xưa”, cái thuở mà nay người lớn kể lại, con cháu không tin là có thật.
Nằm gần hồ Trúc Bạch, đi hết
đường Ngũ Xã theo hướng từ Phó Đức Chính, sẽ gặp con phố Nam Tràng nhỏ
bé, lặng lẽ. Từ Ngũ Xã, rẽ trái, đi khoảng vài nhà là tới cửa hàng mậu
dịch 37. Phía trước cửa hàng luôn có một xe đạp (ngày xưa gọi kiểu xe
này là xe nữ) màu xanh được treo trên cao, trông rất ấn tượng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)