5 thg 2, 2013

Điêu khắc cổ Champa

Một thời kỳ vàng son của đế chế VIJAYA- Vương quốc Champa kéo dài gần 500 năm từ thế kỷ XI đến nửa sau thế kỷ XV đã để lại vùng đất Bình Định ngày nay những di sản điêu khắc vô giá.

Trong số 150 tác phẩm điêu khắc cổ Champa hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, phần lớn được tìm thấy ở gò Tháp Mẫm (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Các nghệ sĩ điêu khắc Champa bằng bàn tay tài hoa, điêu luyện đã biến những khối đá và đất nung vô hồn thành những hình tượng thần, người, thú phù hợp với tâm thức của người Chăm bản địa. Các tác phẩm nói chung thấm đẫm ảnh hưởng phong cách văn hóa Ấn Độ giáo với hệ thống tam vị nhất thể (Brahma - Vishnu - Shiva) cùng vô vàn thần linh, tu sĩ, vũ nữ…

Một góc trưng bày các tác phẩm điêu khắc cổ Champa của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định. Ảnh: Lê Minh 

Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu (Tp. Hồ Chí Minh) là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định ở thế kỷ 19, nay được Chính phủ công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Đây không chỉ là khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam mà còn là niềm tự hào của người dân Nam bộ. 

Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Lăng Ông, là cách gọi phổ biến của người dân địa phương đối với miếu Thượng Công, nơi thờ Đức Thượng Công, danh xưng dân gian phong cho Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lăng nằm ngay khu vực ngã ba Bà Chiểu, xưa thuộc làng Hoà Bình, tỉnh Gia Định, nên nhắc đến Lăng Ông thường đi đôi với địa danh Bà Chiểu. Ngày nay, khu lăng mộ với diện tích còn lại khoảng 18.500 m2 toạ lạc uy nghi giữa giao điểm của bốn con đường thuộc khu vực quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh có thêm khuôn viên thoáng đãng, xanh mát mở ra một không gian sinh hoạt công cộng lí tưởng dành cho người dân.


Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là công trình ghi ơn một nhà nho yêu nước và là thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khu di tích Cụ Nguyễn Sinh Sắc (Khu di tích) là một quần thể kiến trúc văn hoá được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng ngày 09/4/1992. Ngày 2/12 vừa qua, tại TP Cao Lãnh, nhân lễ giỗ lần thứ 81 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (27/10 Âm lịch), tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích. 

Lăng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (nhìn từ phía hồ sen) mang dáng hình của một cánh hoa sen cách điệu.

4 thg 2, 2013

Cuối năm đi chợ đồ cổ

Chợ đồ cổ Hà Nội mỗi năm chỉ họp một lần từ 20 đến 30 tháng Chạp tại phố Hàng Mã. Chính trong thời khắc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán nên tâm trạng của người đến chợ ai ai cũng đều háo hức lạ thường. 

Đến đây dường như ai cũng có cái cảm giác như đi trong một khu trưng bày triển lãm cổ vật, bởi thứ gì cũng có, từ những thứ như tượng, tiền cổ, đèn dầu, máy nghe hát, chum, bình, chậu, chóe... cho đến những thứ bình dị trong cuộc sống hàng ngày như bát, đũa, dao, nĩa... đều được người ta đem ra bày bán. 

Phiên chợ đồ cổ là điểm đến thích thú của những cụ già để tìm lại kỉ niệm xưa.

Chợ Bình Tây

Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…

Chợ Bình Tây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930. Chợ được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kĩ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Á Đông. Cổng chợ có hình một tháp lầu cao, kiến trúc gần giống kiểu cách của một ngôi chùa, mái lợp ngói âm dương, bốn phía có đồng hồ lớn, trên góc mái và đỉnh tháp có hình rồng đắp nổi, mặt trước có bức phù điêu khảm sành màu xanh hình “lưỡng long chầu châu”. Bốn góc chợ có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát.

Chợ Bình Tây mang lối kiến trúc độc đáo phương Đông.

Thắng cảnh hồ Noong

Nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 15 km, hồ Noong là một hồ tự nhiên, với thiên nhiên hoang sơ, nước mông mênh chạy dài ôm gọn lấy chân ngọn núi Noong xanh ngắt, cao vời. Tới tham quan hồ Noong, ngoài phong cảnh thơ mộng, du khách còn được tìm hiểu cuộc sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao.

Từ thị xã Hà Giang, đi qua những cánh rừng, vạt nương, lướt qua vài bản Tày, Mông, Dao, nằm rải rác bên đường là đến hồ Noong, thuộc địa phận xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên. Hồ Noong nằm trên dãy Tây Côn Lĩnh, được khai tạo từ thuở sơ khai, có diện tích mặt nước hơn 20ha (vào mùa cạn), khoảng 80ha (vào mùa mưa), bao quanh là những dãy núi đá, núi đất và rừng nguyên sinh bao trùm rộng tới trên 700ha. Người dân bản Noong 1, Noong 2 (xã Phú Linh) luôn ví hồ Noong như “mắt rừng” bởi giữa tứ bề là núi rừng, hồ Noong phẳng lặng, lấp lánh ánh bạc dưới ánh trăng hay ánh nắng mặt trời.


Đám trẻ tan học chăn trâu, đùa nghịch dưới lòng hồ Noong mùa nước cạn. (Ảnh: Thạch Công Thịnh)