11 thg 1, 2013

“Dấu xưa” cù lao Ông Chưởng


Dinh Ông ở thị trấn Chợ Mới. Ảnh: Phương Kiều

“Bao phen quạ nói với diều / Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Theo câu hát xưa, chúng tôi tìm về vài “dấu xưa” trên mảnh đất cũng đã rất xưa lắm rồi: cù lao Ông Chưởng, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Lễ công giang thượng khẩu tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ”. Sự kính trọng Nguyễn Hữu Cảnh trong lòng người dân cù lao Ông Chưởng còn được Nguyễn Liêng Phong nhấn mạnh trong “Nam kỳ phong tục diễn ca” (năm 1909):


Xóm cầu Mương Chà


Thánh đường Hồi giáo ở xóm cầu Mương Chà. Ảnh: Phương Kiều

Huyện An Phú (An Giang) có 5 xã, trong đó xã Đa Phước có đông người Chăm cư ngụ (khoảng 6.000 người - theo số liệu năm 2007). Chà là tiếng chỉ đồng bào Chăm. Chính vì vậy mà xóm nhà của người Chăm ở hai bên đường và cây cầu tại ấp Hà Bao, xã Đa Phước cùng gọi tên là Mương Chà.

Có rất nhiều tên gọi người Chăm An Giang như Chàm, Chà, Chà Và, Chà Và Ku, Chiêm Thành, Gia Va, Mã Lai, Khmer Islam, Champa. Còn đồng bào Chăm tự gọi là Chăm, Chăm Bàni, Chăm Islam, Chăm Chuk, Chăm Kaphir, Chăm Jet. Trong đó, tên Chàm có thể bắt nguồn từ người Kinh nghe đồng bào tự xưng là Chăm. Trong công văn, giấy tờ, người Pháp đều gọi Champa, nên lâu dần biến âm, thành Chàm.


Êm ả búng Bình Thiên


Bè nuôi cá trong búng Bình Thiên. Ảnh: Cúc Tần 

Vừa ra khỏi con đường đất đã thấy cây cầu nhỏ, đúng như lời dân địa phương chỉ  “Đứng trên cầu sẽ thấy rõ búng Bình Thiên”. Một hồ nước xanh lơ, trong vắt trải dài về phía xa bỗng hiện ra như trong một giấc mơ. Không hề thấy dòng nước chảy, không nghe một tiếng động. Dường như thời gian đã ngừng lại chốn này - búng Bình Thiên!

Diệu kì thay hồ Nước Trời! Tương truyền hơn hai trăm năm trước, một vị tướng Tây Sơn dẫn quân qua đây vào mùa khô hạn, để thỏa mãn cơn khát của binh sĩ, vị tướng đã làm lễ cầu khấn trước khi đâm mũi gươm xuống đất và một dòng nước đã phun lên, phun lên mãi thành một hồ nước trong vắt. Cái tên búng Bình Thiên hay hồ Nước Trời có từ đó.


Thánh đường Mubarak ở Châu Giang


Thánh đường Mubarak. Ảnh: TP. Diều

Thánh đường Mubarak tọa lạc trên một sở đất rộng, bên bờ Châu Giang hiền hòa, thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Người địa phương thường gọi nôm na các thánh đường Hồi giáo ở đây là chùa. Ước tính, hiện nay ở An Giang có khoảng 12.700 tín đồ theo đạo Hồi.

Ở Nam bộ, người Chăm không nhiều, phần lớn sinh sống tập trung ở An Giang. Mặc dù có cùng nguồn gốc, nhưng người Chăm ở An Giang khác với người Chăm ở miền Trung.


Lên đỉnh Cô Tô


Núi Cô Tô. Ảnh: Mai Lý

Đến vùng Thất Sơn, sau khi tham quan những thắng cảnh, di tích nổi tiếng như Núi Cấm, Anh Vũ Sơn (Núi Két), đồi Tức Dụp, chùa Vạn Linh, điện Bồ Hong, du khách nên thực hiện chuyến du hành chinh phục đỉnh Phụng Hoàng Sơn kỳ vĩ với nhiều huyền thoại. Phụng Hoàng Sơn là tên chữ của núi Cô Tô (hay núi Tô), cao 614 mét, là một ngọn núi đẹp nằm trong cụm Thất Sơn (Bảy Núi) thuộc địa bàn xã Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang).


Từ thị trấn Tri Tôn đến hồ Soài So dưới chân núi Tô chừng 4 cây số. Sang thu, gió mùa tây nam mang đến cho miền núi Thất Sơn những cơn mưa rào mát mẻ. Sau một mùa nắng hạn gay gắt hồ Soài So đang được nạo vét, gia cố và đã dần có nước trở lại.



Cháo lòng Cái Tắc


Cháo lòng Cái Tắc. Ảnh: TP. Diều

Cái Tắc là một thị tứ thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Ở đây, ngoài cảnh sông nước tấp nập ghe xuồng mỗi lần họp chợ, cây trái bốn mùa xanh tươi còn có những món ăn rất ngon mà giá cả lại rất bình dân. Tiêu biểu là món cháo lòng.

Chỉ là một món ăn rất bình dân, gần như ở đâu cũng có, nhưng món cháo lòng Cái Tắc đã vang danh không chỉ trong tỉnh mà còn lan ra ở các tỉnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chẳng phải vô cớ mà một số nhà hàng lớn ở thành phố Cần Thơ, mỗi khi có tổ chức hội ẩm thực đều có trương băng quảng cáo cho món cháo lòng Cái Tắc này. Nhiều người ở xa có dịp ghé Cái Tắc ăn tô cháo lòng một lần có chung nhận xét là ngon hơn những nơi khác.