21 thg 6, 2025

Cảnh chợ quê 'đẹp như thời bao cấp' ở Quảng Nam

Một phiên chợ quê ở làng Kim Bồng, Hội An (Quảng Nam) được tái hiện chân thật như hình ảnh ở vùng nông thôn cách đây hàng chục năm khiến nhiều người thích thú.

Không gian chợ diễn ra trên những trảng đất trống, nền đất tạo hình ảnh lạ lẫm - Ảnh: SƠN CA

Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km, là vùng đất lâu đời và là điểm tham quan du lịch làng quê nổi tiếng của Quảng Nam.

20 thg 6, 2025

Vườn vải ở Hải Dương được ví như rừng nguyên sinh thu nhỏ, hút khách tham quan

Những cây vải cổ thụ ở “thủ phủ” Thanh Hà (Hải Dương) có tán cao, rộng, thân nhiều nhánh, phủ đầy rêu xanh khiến du khách trầm trồ, ví von như “rừng nguyên sinh thu nhỏ” ở Tà Xùa.

Những ngày tháng 5, tháng 6, giống như nhiều nhà vườn khác ở “thủ phủ” vải Thanh Hà (Hải Dương), vườn vải cổ thụ của gia đình anh Thoàn (ở xóm 2, thôn Tiên Kiều, xã Thanh Hồng) cũng nhộn nhịp, đón nhiều lượt khách tới tham quan, trải nghiệm.

Bên dòng Trà giang...

Hoằng Kim là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa. Những cái tên làng cổ như: Kim Sơn, My Du, Nghĩa Trang... theo thời gian đã ghi đậm dấu ấn trên vùng đất này, sống mãi cùng những hoài niệm, ký ức của biết bao thế hệ người dân nơi đây. Để rồi, dẫu mai này có biến động ra sao, những đứa con của làng cũng mang theo niềm tự hào về giá trị lịch sử - văn hóa quê hương mà tiến bước.

Cụm di tích đền - phủ làng Nghĩa Trang, xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa).

Tháng 5 âm lịch - 'Tiệc quan' tưởng nhớ công lao của Quan Lớn Tuần Tranh

Tháng 'Tiệc quan' với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của di tích lịch sử - văn hoá đền Tranh.

Lãnh đạo UBND huyện Ninh Giang, thị trấn Ninh Giang, Ban Quản lý di tích đền Tranh cùng thủ nhang dâng hương Quan Lớn Tuần Tranh vào tháng "Tiệc quan" - tháng 5 âm lịch năm 2025

Đầu tháng 3/2025, Lễ hội đền Tranh xuân Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã để lại nhiều ấn tượng đặc biệt đối với nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Phước Bửu - ngôi chùa trong lòng di tích tháp cổ Vĩnh Hưng

Tôi trở lại Vĩnh Hưng – vùng lúa trù phú của tỉnh Bạc Liêu vào một sáng cuối tháng năm. Nơi đây có một ngôi chùa thật đặc biệt bởi không chỉ là một chốn tu hành thanh tịnh mà nó còn nằm gọn trong lòng Khu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt Tháp cổ Vĩnh Hưng, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Ngọn tháp gần 1.300 năm tuổi, ẩn chứa bao điều kỳ bí về một nền văn minh rực rỡ đã từng hiện hữu nơi vùng châu thổ này.

Tháp cổ Vĩnh Hưng được các nhà nghiên cứu xác định xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ VIII, tức trước cả khi chủ quyền Việt Nam được xác lập tại khu vực Nam Bộ.

Trải qua hàng thế kỷ phong sương, ngọn tháp vẫn hiên ngang đứng giữa trời xanh, như một chứng tích sống động của lịch sử.

19 thg 6, 2025

Đẹp ngỡ ngàng mùa sen Trà Lý, du khách ùn ùn đến check-in

Tháng 6 về, những ruộng sen bạt ngàn, mênh rông ở đầm sen Trà Lý, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam khoe sắc hồng trong màu xanh của lá, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Đầm sen bạt ngàn ở Trà Lý - Ảnh: LÊ TRUNG

Hồ Phú Ninh Quảng Nam: Thiên đường sinh thái đẹp như tranh vẽ

Khám phá Hồ Phú Ninh – khu du lịch sinh thái lý tưởng ở Quảng Nam với khoáng nóng, đảo xanh, cáp treo, câu cá, cắm trại và ẩm thực miền quê hấp dẫn.

Hồ Phú Ninh – Thiên đường xanh mát giữa đại ngàn Quảng Nam

Không chỉ là hồ thủy lợi lớn nhất miền Trung, Phú Ninh còn được ví như "Hạ Long thu nhỏ" của Quảng Nam với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và nhiều hoạt động du lịch sinh thái thú vị.

Giới thiệu về Hồ Phú Ninh

Hồ Phú Ninh từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những tâm hồn yêu thiên nhiên và tìm kiếm sự thư giãn giữa không gian xanh mát. Với diện tích mặt hồ hơn 3.400 ha cùng hệ thống hơn 30 đảo lớn nhỏ, nơi đây giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự kết hợp tuyệt vời giữa sông nước, núi rừng và khí hậu trong lành quanh năm.

Suối Đăk Lôi níu chân du khách

Một buổi trưa nắng nóng cuối tuần, chúng tôi tìm đến điểm du lịch cộng đồng được nhiều người nhắc đến là suối Đăk Lôi (thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Từ thành phố Kon Tum, chỉ khoảng 20 phút di chuyển bằng xe máy trên con đường bê tông phẳng lì, hai bên rợp bóng cây cao su xanh mướt, chúng tôi đã đến và được khám phá trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ nơi đây.

Du khách thư giãn, vui chơi bên suối Đăk Lôi giữa khung cảnh thiên nhiên xanh mát, hoang sơ. Ảnh: HT

Cây 'xoài tổ' ở Đồng Tháp cho một tấn trái mỗi năm

Cây xoài 70 năm tuổi được mệnh danh "xoài tổ”, thuộc giống cát chu - giống xoài ngon nức tiếng của vùng Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thân cây một người ôm không giáp, mỗi năm có thể thu một tấn trái.

Xoài tổ đang trồng trên vườn của ông Nguyễn Văn Mương, 57 tuổi, thuộc xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh. Ông Mương kể, cây xoài tổ hiện nay là đời thứ hai của cây xoài đầu tiên do bà nội trồng cách đây hơn 100 năm. Cây xoài mẹ phủ bóng cả góc sân, đến mùa trái trĩu cành. Xoài chín, mang biếu láng giềng, người nào ăn cũng tấm tắc khen ngon.

"Năm 1972, địch càn qua, xoài mẹ trúng bom, chết dần", ông Mương kể. Sau khi cây mẹ không còn, gia đình ông chăm sóc nhiều hơn cho cây con của nó, trồng khoảng năm 1950.

Ông Nguyễn Văn Mương bên cạnh cây "xoài tổ" trong vườn nhà. Ảnh: Ngọc Tài

18 thg 6, 2025

Ngôi chùa sắc tứ cuối cùng của Việt Nam

Trong khi chùa Sắc tứ Hộ quốc ở Biên Hòa là một trong những ngôi chùa đầu tiên được ban sắc phong từ thời chúa Nguyễn (1735), ngày nay là một ngôi chùa nhỏ, không ai biết đến thì chùa Sắc tứ Khải Đoan ở Buôn Ma Thuột là ngôi chùa cuối cùng được ban sắc phong ở Việt Nam, ngày nay vẫn là ngôi chùa lớn nhất Tây nguyên, được nhiều người - kể cả du khách quốc tế - biết đến.

Chùa Sắc tứ Khải Đoan. Ảnh: Phạm Hoài Nhân