2 thg 7, 2025

Lễ sum họp cộng đồng của đồng bào M’nông

Vừa qua, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã phối hợp tổ chức tái hiện Lễ sum họp cộng đồng (R'Nglắp bon) của người M'Nông. Đây là một nghi lễ quan trọng, độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc này.

Lễ hội Tâm r’nglắp bon góp phần thắt chặt tình cảm giữa đồng bào M’Nông và các dân tộc anh em.

Lễ sum họp cộng đồng mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Đây là dịp cộng đồng cùng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các bản làng. Lễ sum họp cộng đồng thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, khi vạn vật sinh sôi, đầy ắp nhựa sống.

Người M’Nông chuẩn bị lễ vật dâng lên các vị thần dưới cây Nêu trong nghi thức cúng.

Thiếu nữ M’Nông bày lễ vật dưới gốc Nêu

Sản vật địa phương được người M’Nông chuẩn bị để dâng lễ

Khi khách từ các bản làng đến tham dự buổi lễ, đồng bào M’Nông thực hiện nghi thức đón tiếp nồng hậu tại cổng làng. Trong âm hưởng cồng chiêng và những câu hát dân gian, khách được mời quây quần bên nhau như một gia đình lớn trước khi nghi lễ chính bắt đầu.

Khách được chào đón bằng dàn cồng chiêng ngay từ cổng làng

Không khí đón khách diễn ra nồng hậu, thân tình 

Phần lễ chính diễn ra quanh cây Nêu được dựng từ sáng sớm trong không khí trang nghiêm. Các lễ vật được chuẩn bị tùy theo điều kiện của làng gồm heo, gà, cơm lam, bánh chuối, rượu cần... và được bày biện trang trọng. Già làng cùng một phụ nữ uy tín được lựa chọn để làm chủ lễ với nghi thức hiến sinh, bôi máu vật tế lên thân cây Nêu, tượng trưng cho sự kết nối với thế giới tâm linh.

Già làng và phụ nữ uy tín được chọn làm chủ lễ

Máu vật tế được bôi lên thân cây Nêu, biểu tượng kết nối con người với thần linh

Khách và chủ cùng tham gia nghi lễ cúng chính

Khách ngồi quây quần cùng dân làng, chuẩn bị bước vào nghi lễ chính.

Tiếp đó, già làng thực hiện nghi thức khấn cầu no ấm, đặc biệt nhấn mạnh lời nguyện cầu gắn kết, hóa giải mâu thuẫn, khẳng định tình đoàn kết giữa các bản làng và cộng đồng dân tộc anh em. Sau đó, hai vị chủ lễ mời mọi người uống rượu cần và chia cơm lam như lời chúc no đủ, bình an, thịnh vượng.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với tiếng cồng chiêng và tiếng cười rộn rã. Mọi người cùng nắm tay múa hát quanh cây Nêu, hòa mình vào những điệu múa truyền thống và thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị núi rừng.

Thiếu nữ M’nông trình diễn điệu múa truyền thống.

Cồng chiêng vang rền trong ngày lễ trọng đại

Lễ sum họp cộng đồng (R'Nglắp bon) thể hiện sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc M'Nông 

Việc tái hiện Lễ sum họp cộng đồng không chỉ nhằm nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa M’Nông mà còn là cầu nối lan tỏa tinh thần đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Trong không gian đậm đà bản sắc văn hóa, qua những nghi thức linh thiêng và khoảnh khắc sum họp chân tình, người M’Nông đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: đoàn kết, sẻ chia và trân trọng cội nguồn là nền tảng vững chắc cho một tương lai bền vững và phát triển.

Thực hiện: Việt Cường

Làng chài hoang sơ quanh Mũi Vi Rồng

Làng chài Tân Phụng, Phù Mỹ, giữ nét hoang sơ, yên bình, thích hợp cho du khách tìm kiếm không gian biển tĩnh lặng, tránh đông đúc.


Làng chài hơn 300 năm tuổi Tân Phụng nằm dưới chân núi và hướng mặt ra biển, cách TP Quy Nhơn khoảng 70 km. Khu vực này nổi bật với quần thể bãi đá như Bãi Bàn, Đá Dựng gồ ghề, tạo nên cảnh quan đặc trưng quanh Mũi Vi Rồng - nơi có hình dáng tựa một con rồng vươn mình ra biển.

Nét cổ kính của nhà thờ đá gần 120 tuổi ở Đà Nẵng

Được xây dựng bằng đá, trải qua thời gian gần 120 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo.

Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc tại thôn Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố khoảng 20 km

Tường vi nở rộ trên đường quê Quảng Nam

Đoạn đường trồng tường vi đi qua cánh đồng xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên nở rộ, thu hút hàng nghìn lượt khách check in ngày cuối tuần.


Hơn một tuần qua, đoạn đường ĐH 3, qua thôn Hòa Bình, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, hoa tường vi bung nở. Đoạn đường là một khúc cong, cách phố cổ Hội An khoảng 7 km.

1 thg 7, 2025

Quán cà phê trang trí gần 1.000 con gấu hút khách tại TP HCM

Quán cà phê nằm ở quận Gò Vấp trang trí nhiều gấu bông, thu hút hàng trăm khách check in mỗi ngày.


Hai tuần nay, quán cà phê trên đường Phan Văn Trị thu hút hàng trăm lượt khách tham quan, chụp hình với gấu bông. Quán mở cửa từ tháng 11/2024, ban đầu được thiết kế theo phong cách hoài cổ, nhưng đầu tháng 6/2025, chủ quyết định chuyển sang mô hình cà phê gấu để thu hút giới trẻ trong dịp hè.

Từ khi đưa gấu vào trang trí, quán là một trong những điểm check in "hot" của giới trẻ Sài Gòn.

Măng nộm hoa ban

Hoa ban là một trong những biểu tượng đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, thường có hai màu tím và trắng. Hoa ban còn được dùng làm nguyên liệu để cho ra món măng nộm hoa ban, một món ngon dân dã của người Thái ở Lai Châu. Món măng nộm hoa ban hội tụ đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi.

Chiêm ngưỡng thánh đường Hồi giáo Masjid Nourul Ehsaan tuyệt đẹp ở Xuân Lộc

Thánh đường Hồi giáo Masjid Nourul Ehsaan, tọa lạc tại ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, là một công trình tôn giáo nổi bật, không chỉ là điểm hành lễ tôn nghiêm mà còn là không gian giữ gìn bản sắc, văn hóa và tinh thần đoàn kết bền chặt của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi tại địa phương.

Cổng chính của thánh đường Masjid Nourul Ehsaan. Ảnh: Thủy Tiên

Đến Hà Giang, đi 500 m phải dừng lại một lần

Hà Giang khiến người ta mê mẩn bởi các cung đường đèo hiểm trở ẩn mình trong sương sớm, bởi vách núi cao sừng sững… nhưng cũng khiến ta bật khóc với những trải nghiệm chưa từng có trong đời.

Bản nhà mái rêu Xà Phìn (TP Hà Giang) nơi du khách tìm lại chính mình - Ảnh: NAM TRẦN

"Phải đi xe máy, lang thang rong ruổi vào các bản vùng cao mới thấy, hiểu được Hà Giang không chỉ là điểm du lịch, là bức hình check-in, mà đó là nơi chiếm chọn cả tâm hồn mình". Đó là chia sẻ của Minh Anh (Hà Nội) sau chuyến đi đến Hà Giang lần thứ hai trước khi bước vào tuổi 30.

30 thg 6, 2025

Ngôi chùa cổ ở Thanh Hóa có tượng Phật khắc đá nổi cao 6 mét

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6 m “độc nhất vô nhị”.

Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).

Toàn cảnh chùa Vồm bên bờ sông Mã giữa khu dân cư

Chiêm ngưỡng kiến trúc châu Âu gần 100 tuổi của nhà thờ Con Gà giữa phố Đà Lạt

Nhà thờ Con Gà với diện tích khoảng 5.000 m², tồn tại gần 100 năm, mang kiến trúc cổ kính Pháp nằm giữa trung tâm TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari nằm trên đường Trần Phú, trung tâm TP Đà Lạt còn được gọi là Nhà thờ Con Gà với tổng diện tích khoảng 5.000 m².

Tên gọi nhà thờ Con Gà bắt nguồn từ bức tượng gà trống bằng đồng cao 66 cm đặt trên đỉnh tháp chuông. Gần 100 năm tồn tại, nhà thờ không chỉ là công trình tôn giáo mà còn trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt.