10 thg 5, 2025

Hội Kiêng gió của người Dao

Hàng năm, khi rừng hồi, rừng quế nhuộm lá, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại bước vào một ngày hội lớn - Hội Kiêng gió. Vào ngày này, người Dao ở Bình Liêu vui chơi, hò hẹn, cùng say trong men rượu, men tình.

Tái hiện Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán

Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Dao ở bản Thanh Phán, xã Ðồng Văn, huyện Bình Liêu còn được gìn giữ và duy trì đến ngày nay, đó là Lễ hội Kiêng gió. Người Dao ở nơi đây lấy ngày mồng 4/4 âm lịch làm ngày Kiêng gió.

Vào ngày này, không một thành viên nào ở nhà vì người dân quan niệm nếu trong nhà có người thì thần gió sẽ không vào. Họ lặng lẽ rời nhà từ sớm, để khi thần gió vào nhà sẽ mang đi những rủi ro, phiền muộn của năm cũ và đem vào nhà những điều tốt lành, sự ấm no, sung túc.

Hội Kiêng Gió - Tiếng gọi từ lòng núi của người Dao Thanh Phán

Khi nắng Xuân còn đọng trên nương ngô và mây trắng chưa kịp rời đỉnh núi Cao Xiêm, ngày 4/4 âm lịch hằng năm, người Dao Thanh Phán ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại rủ nhau xuống chợ mừng Hội Kiêng Gió. Không cần lời hẹn, họ tìm đến nhau bằng tiếng hát giao duyên, chén rượu thơm nồng và sắc áo rực rỡ tạo nên một ngày hội rộn ràng, ấm áp giữa núi rừng biên giới.

Đối với người Dao, đây là một ngày Tết đặc biệt, riêng của dân tộc mình

Theo tín ngưỡng của đồng bào Dao Thanh Phán, vào ngày 4/4 âm lịch, nếu trong nhà có người thì thần gió sẽ không thể vào. Vì thế, cả gia đình sẽ rời nhà từ sáng sớm, để khi thần gió đến sẽ cuốn đi những rủi ro, phiền muộn của năm cũ, đồng thời mang theo điều lành, sự ấm no, may mắn đến cho gia chủ.

Bếp lửa của người Bru Vân Kiều

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đối với đồng bào Bru Vân Kiều ở vùng cao Quảng Trị, bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng trong cuộc sống tự ngàn đời nay. Bếp lửa vừa là nơi đun nấu, bảo quản lương thực vừa là nơi thờ thần bếp nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no đủ đầy. Bởi vậy, họ luôn hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí giữa đại ngàn với tất cả niềm tôn kính.

Bếp lửa gắn liền với cuộc sống của người dân tộc Bru Vân Kiều từ ngàn đời nay

9 thg 5, 2025

Quả 'lạ' ở miền Bắc nhìn giống bưởi, dân hái về dùng thay mỡ lợn, dầu ăn

Được xem như đặc sản “trời ban” ở một số tỉnh miền Bắc, loại quả này có phần hạt tươm dầu, béo ngậy, được bà con địa phương tận dụng làm thực phẩm, thay thế mỡ lợn khi nấu ăn.

Cây đài hái (còn có tên khác là du qua, dây mỡ lợn, then hái, dây sén, mác kịnh) mọc tự nhiên trong rừng, được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên…

Ngoài lá và thân dùng làm dược liệu, quả của loại cây này được bà con địa phương tận dụng làm thức ăn, xem như đặc sản “trời ban” vì mùi vị thơm ngon, béo ngậy.

Hai ngày cắm trại ngủ đêm tại Hồ Tiên

Lữ Duy Tường, 27 tuổi, cùng nhóm bạn từ TP HCM trekking đến Hồ Tiên, huyện Tánh Linh cắm trại và trải nghiệm thiên nhiên hôm 20/4.

Hồ Tiên nằm ở thượng nguồn suối La Ngâu, cách TP HCM gần 200 km, được bao bọc bởi rừng núi nguyên sinh. Nơi đây có dòng suối chảy dốc, tạo thành hồ nước nhỏ trong vắt giữa những tảng đá lớn. Khu vực này vẫn giữ được vẻ hoang sơ, yên tĩnh, phù hợp cho những ai muốn tìm về với thiên nhiên.

Hồ Tiên nhìn từ trên cao. Ảnh: Lữ Duy Tường

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.

Theo quan niệm của người Xinh Mun, con người có thể tồn tại khỏe mạnh là nhờ sự hội tụ đầy đủ các linh hồn. Khi một phần hồn bị lưu lạc, người đó sẽ ốm đau, bệnh tật. Do đó, mỗi khi bản làng có người ốm lâu ngày không rõ nguyên nhân, gia súc bị dịch bệnh, hay khi thầy mo - người trung gian giữa trần thế và thần linh - cảm thấy bản thân yếu đi, thì sẽ tổ chức nghi lễ Mạng Ma để gọi hồn, cầu sức khỏe và hóa giải tai ương.

Bà con trong bản đến dự lễ.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Món bánh Khẩu Sli - một món ăn truyền thống quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi gia đình của người Tày, Nùng ở huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng). Ảnh: Hương Hiền

Khẩu Sli tiếng địa phương có nghĩa là bánh gạo nếp nổ, cũng có thể hiểu là bánh bỏng. Với khá nhiều công đoạn tỉ mỉ vì vậy đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo sao cho khi đun mật mía không quá lửa, bánh phải dẻo không cứng, khi để bánh lâu vẫn giòn tan. Trước đây người dân tộc Tày, Nùng tại địa phương chỉ làm Khẩu Sli trong những dịp lễ Tết, hội hè. Nhưng với những hương vị đặc trưng dần dần đã được bà con sản xuất bánh đại trà và sáng tạo thêm mùi vị mới, hay quy cách đóng gói đa dạng để phù hợp với du khách có thể làm quà biếu, ăn vặt hàng ngày hoặc trong những lễ hội, đám tiệc. Đối với dân tộc Tày ở Cao Bằng. Từ "Khẩu" trong tiếng Tày có nghĩa là "miệng", còn "Sli" là tên gọi chung của loại bánh này, do đó Khẩu Sli có thể hiểu là "bánh ăn miệng". Tên gọi này không chỉ đơn giản mô tả hình thức của món bánh mà còn thể hiện sự gần gũi, giản dị trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.

8 thg 5, 2025

Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.

Vũ điệu múa chuông của người Dao

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Đồng bào dân tộc Hà Nhì có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một trong bảy cái Tết trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì.

Tết mùa mưa được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và khi lúa đã đến thì con gái, dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng.

Bà con giã bánh dầy làm lễ vật cho lễ cúng.

Quả đặc sản ở An Giang mọc chi chít, khách ăn đen răng vẫn lùng mua

Mọc thành chùm chi chít trên những cây cao, thân lớn, loại quả này được xem như đặc sản ở An Giang, vỏ màu đen bóng, căng mọng, vị ngọt xen lẫn chút chát nhẹ và hơi chua.

Cứ độ tháng 4 dương lịch hằng năm, đi dọc theo tỉnh lộ 943, hướng từ xã Núi Tô về thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), du khách sẽ bắt gặp cảnh hàng chục người dân bày bán những thúng đựng đầy loại quả vừa nhỏ vừa đen trông lạ mắt.

Đó là trâm - thứ quả đặc sản trứ danh của vùng Bảy Núi, ngon và được ưa chuộng không kém thốt nốt, dâu da (bòn bon) ở An Giang.