18 thg 4, 2025

Khám phá du lịch cộng đồng ở xã Thạch Lâm

Nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã chú trọng đến việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua nhiều cách làm đa dạng, phong phú. Từ đó, không chỉ bảo tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường sinh sống trên địa bàn, mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thác Mây đẹp như dải lụa trắng, là điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Lăng Vạn An Vĩnh và những câu chuyện về thờ cúng cá Ông

Trên dải bờ biển dài hơn 130 km của tỉnh Quảng Ngãi, làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (nay thuộc TP. Quảng Ngãi) là một trong những địa phương lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết “Bàn chân khổng lồ”, có Dinh Bà, Dinh Bà Thủy, Lăng Vạn An Vĩnh, Đình làng và cả hệ thống địa đạo trên đồi núi An Vĩnh. Mỗi di tích là một nhân chứng sống động cho chiều sâu văn hóa và truyền thống kiên cường của cư dân vùng biển.

Một góc Miếu thờ ông Nam Hải ở Hoàng Sa, tức Lăng Vạn An Vĩnh (Quảng Ngãi)

Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên

Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.

Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.

Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.

Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:

Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu

Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã

Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn

Trong quá trình giã đất phải thêm nước cho đất mềm và nhuyễn

Tạo phôi sản phẩm gốm

Phôi đất để làm sản phẩm

Người làm gốm xoay quanh khối gỗ để tạo hình sản phẩm

Dùng que tre vót mỏng làm nhẵn mịn bề mặt ngoài sản phẩm

Sản phẩm gốm của người Mnông có màu đen được hun từ vỏ trấu

Lê Hường

17 thg 4, 2025

Phát quang, tìm đường, giăng dây để ‘săn ảnh’ Hang Dơi kỳ bí ở Long Khánh

Những năm gần đây, các hang động trở thành một điểm đến hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt với những người đam mê hình thức du lịch trekking, dã ngoại mạo hiểm ở nơi hoang sơ, độc đáo…

Hang Dơi là một địa danh khám phá hấp dẫn tại Long Khánh, cuốn hút những tín đồ yêu khám phá tìm đến. Ảnh: Lò Văn Hợp

Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định

Những ngày này, cánh đồng điện gió trên bán đảo Phương Mai (Bình Định), nơi được ví như “sa mạc thu nhỏ” phía bắc Quy Nhơn, thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Cánh đồng điện gió Phương Mai nằm trong rừng dương và những đồi cát - Ảnh: MINH CHIẾN

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia

Khi núi rừng Mường Xia thức giấc trong sắc xuân chan hòa, đồng bào Thái xã Sơn Thủy (Quan Sơn) lại nô nức bước vào ngày hội lớn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đó là Lễ hội Mường Xia. Đây được xem là dịp để tri ân Tư Mã Hai Đào, người khai phá và gìn giữ vùng đất biên cương.

Tiết mục sân khấu hóa tại Lễ hội Mường Xia năm 2025.

Mãn nhãn với vòm trời rực lửa từ cây gạo cô đơn 40 năm tại Vĩnh Phúc

Cây gạo cô đơn là tên người dân đặt cho cây gạo 40 năm tuổi mọc cạnh bờ đê tả sông Hồng tại xã Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Cây gạo cô đơn nở hoa dưới dốc đê rẽ vào Trường tiểu học Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), nhìn như một ngọn đuốc khổng lồ hiên ngang giữa đất trời. Không e ấp, dịu dàng như những loài hoa khác, hoa gạo khoe sắc một cách mạnh mẽ, nồng nàn. Màu đỏ ấy như nhuộm thắm cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một vùng quê yên ả - Ảnh: HẢI NAM

Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam

Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.

Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.

Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T. Huệ Thông. Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây.

Cổng Chùa Tây Tạng - Bình Dương

16 thg 4, 2025

Tĩnh mịch đình thần Tương Bình Hiệp

Đình thần Tương Bình Hiệp, tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh do UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định công nhận số 2068/QĐ-UBND, ngày 15/8/2023. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nam Bộ.

Về đại ngàn Trường Sơn ăn con cá mát

Cá mát là đặc sản của người Vân Kiều ở miền tây Trường Sơn. Cá mát sống ở sông suối giữa rừng nguyên sinh, nơi có nguồn nước trong lành, mát mẻ. Thịt cá thơm ngon, béo ngậy, là món ngon không thể thiếu trong mâm đãi khách quý.

Xiên cá mát nướng hấp dẫn bày biện trên lá chuối rừng - Ảnh: HOÀNG TÁO