13 thg 4, 2025

Trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc vùng đất Tổ tại đình Hùng Lô

Làng cổ Hùng Lô (Việt Trì, Phú Thọ) là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các phong tục tập quán của cư dân Việt thuở xưa. Đây là điểm du lịch với nhiều trải nghiệm văn hóa ấn tượng ở Phú Thọ.

Làng cổ Hùng Lô cách Đền Hùng khoảng 10 km. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc ngôi đình cổ có niên đại hơn 300 năm. Đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia gồm: ngôi miếu cổ, tòa Đại đình, Long đình, lầu Chuông, lầu Trống, bệ thờ Thần nông, nhà Văn chỉ... Dù hơn 300 năm đã trôi qua nhưng tất cả vẫn được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.

Theo chị Lã Thị Hồng Thùy, cán bộ văn hóa xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Đình Hùng Lô được ví như bảo tàng thu nhỏ giữ nhiều cổ vật, bảo vật quý giá, trong đó phải kể đến 11 đạo sắc phong và 5 cỗ kiệu sơn son thếp vàng (4 cỗ kiệu Văn và 1 cỗ kiệu Bát Cống). Hùng Lô là làng nổi tiếng về truyền thống rước kiệu từ xưa tới nay, nhiều năm liền làng được giải Nhất. Năm 1918 tức năm Mậu Ngọ đã được vua triều Nguyễn tặng cho tấm biển đề chữ: Hùng Lô kỷ niệm Đệ nhất hội.

Du khách quốc tế tham quan đình Hùng Lô

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.

Phụ nữ M'nông ở buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) nặn gốm

Mỳ Quảng và những phiên khúc nhớ

Sẽ là một điều rất cũ nhưng tôi phải thật thà nói rằng, với những người Quảng xa quê như mình, nghĩ đến một mùi hương quê nhà - là mường tượng ngay món mỳ Quảng.

Một dĩa mỳ trộn gói ghém hương vị quê nhà mang theo. Ảnh: Tuấn Vũ

Mỳ Quảng có thể ăn với nhiều loại nhưn. Dễ làm dễ ăn nhất là mỳ nhưn tôm, thịt xíu hay mỳ nấu gà ta. Cầu kỳ hơn một chút là mỳ ếch, mỳ cá lóc. Ăn kiểu nào cũng ngon. Bởi mỗi loại có hương vị riêng không lẫn vào nhau được dù vẫn là tô mỳ với cách chế biến không khác nhau là mấy. Lại còn bởi mỗi tâm thế ăn mang đến cái ngon riêng.

Khám phá văn hóa cồng chiêng, hầu đồng của người Mường

Người Mường ở Ba Vì, ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng cùng phong tục độc đáo như hồi môn, hầu đồng và ẩm thực phong phú.


Ba Vì là huyện ngoại ô Hà Nội, thuộc vùng bán sơn địa, giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc; được thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa dạng có núi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng các danh lam thắng cảnh. Vùng núi của Hà Nội còn được biết đến là nơi bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường.

Nhắc đến văn hóa của người Mường là nhắc đến văn hóa cồng chiêng. Do địa hình đồi núi đi lại khó khăn nên từ xa xưa, người Mường đã lấy âm thanh làm phương tiện truyền đạt thông tin, theo Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội. Mỗi khi tiếng cồng chiêng vang lên, người dân dựa vào sắc thái âm thanh để biết được những công việc của thôn, bản để tập trung lại.

12 thg 4, 2025

Tắk Pổ - điểm săn mây hấp dẫn của giới trẻ

Nóc Tăk Pổ (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) đã trở thành điểm đến quen thuộc của giới trẻ yêu thích du lịch khám phá và săn mây. Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ cùng trải nghiệm độc đáo, nơi đây nhanh chóng thu hút sự quan tâm và là một trong những địa điểm “check-in” lý tưởng.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn cắm trại qua đêm tại nóc Tăk Pổ. Ảnh: VT

Hoa gạo nhuộm đỏ vùng quê Thái Bình

Tháng 4, hoa gạo nở muộn bên các di tích, đường làng ở huyện Vũ Thư, Kiến Xương và Quỳnh Phụ, điểm tô cho vùng quê lúa Thái Bình.

Cây gạo cổ thụ nở đỏ rực bên mương thủy lợi thuộc xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, được nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung thực hiện trong chuyến "săn" hoa gạo tại quê nhà.

Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 120 km về phía đông nam. Vùng đất nổi tiếng với những cánh đồng lúa, làng nghề truyền thống, cùng nhiều di tích lịch sử. Tháng 4, khi hoa gạo nở rực, khung cảnh làng quê Thái Bình được tô thêm vẻ tươi đẹp, yên bình.

Ảnh hiếm của phượt thủ chụp Sa Pa hoang sơ thập niên 1990

Lào Cai - Sa Pa cuối thế kỷ 20 hoang sơ, vắng vẻ và yên bình.

Hơn 20 năm trước, từng công tác ở Hà Nội 5 năm, ông Nguyễn Trí Dũng (77 tuổi, Cần Thơ) liên tục dành thời gian cuối tuần để khám phá các tỉnh thành ở miền Bắc. Ông dành nhiều thời gian thăm Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Nguyễn Trí Dũng

Ngắm hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Hàng năm, vào tháng 3, những cây hoa gạo ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rộ, nhuộm đỏ cả một góc sân chùa.

11 thg 4, 2025

Cây si kỳ lạ lâu đời ở Hải Dương, tỏa bóng từ 60 rễ phụ

Ngay tại trung tâm thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành), một cây si đặc biệt trở thành biểu tượng xanh, điểm nhấn cảnh quan nổi bật của địa phương.

Cây si cổ thụ giữa lòng thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Ảnh: Mai Hương

Nằm trong khuôn viên vườn hoa, cạnh quảng trường 20.9 ở Hải Dương, cây si không chỉ gây ấn tượng bởi dáng thế lạ mắt mà còn bởi vai trò đặc biệt trong đời sống cộng đồng.

Đến với Đắk Lắk mùa “con ong đi lấy mật”

Tháng 3 ở Tây Nguyên đã đi vào thơ ca, đặc trưng với hình ảnh “mùa con ong đi lấy mật”. Đây là thời điểm tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc và cũng là lúc hoa cà phê nở rộ tại Đắk Lắk. Điều này đã tạo cho du khách những ấn tượng khó phai khi đến Đắk Lắk trải nghiệm du lịch.

Cùng các con tản bộ dọc rẫy cà phê đang mùa hoa nở trắng muốt tại một điểm du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở Đắk Lắk, chị Nguyễn Thị Phương Phương (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tận hưởng hương hoa cà phê ngào ngạt, vừa kể câu chuyện về "con ong đi làm mật" như trong thơ ca.

Chị Nguyễn Thị Phương Phương chia sẻ bản thân cũng từng là nông dân cà phê nên mỗi mùa hoa như thế này, những ký ức xưa lại ùa về: “Vườn cà phê với rất nhiều hoa và ngào ngạt hương thơm thì cảm xúc về một mùa ấm no sắp về vẫn hiện lên nên tôi rất thích. Dù gia đình không còn rẫy nhưng bây giờ có con nhỏ thì tôi vẫn hay đến những chỗ như thế này, có hoa, có cây cà phê để các con được trải nghiệm, được cảm nhận văn hóa cũng như không khí ở Tây Nguyên”.

Du khách thích thú trải nghiệm thiên nhiên, hòa vào không gian lao động của nông dân