11 thg 8, 2024

Ngô đồng nở rộ ở Cù Lao Chàm

Sắc đỏ của ngô đồng nở rộ ở Cù Lao Chàm hòa vào màu xanh của núi và biển thu hút du khách đến check in, ngắm cảnh.


Cuối tháng 7, hoa ngô đồng nở đỏ rực trên khắp các cánh rừng thuộc Cù Lao Chàm, đảo nằm cách Hội An khoảng 18 km. Nơi đây được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới nhờ hệ sinh thái phong phú, bảo tồn hơn 950 loài thủy sinh.

Cột cờ Phai Vệ – Điểm check-in ấn tượng ngay giữa trung tâm Lạng Sơn

Cột cờ Phai Vệ là di tích lịch sử vô cùng có ý nghĩa với tỉnh Lạng Sơn. Có thể nói đây là một biểu tượng hào hùng của thành phố Lạng Sơn, thể hiện tinh thần mạnh mẽ không ngừng vươn lên của người dân nơi đây. Đây cũng là điểm check-in quen thuộc và vô cùng nổi tiếng của các bạn trẻ khi du lịch Lạng Sơn.

Linh địa cổ Mẫu Sơn

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và phát hiện ra Khu Linh địa cổ Mẫu Sơn (Lạng Sơn) – trung tâm của các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của các tộc người ở đây. Việc phát hiện này đã đem đến cho Mẫu Sơn một giá trị mới, đó chính là giá trị lịch sử, tâm linh bên cạnh giá trị danh thắng của Mẫu Sơn.


Khu linh địa cổ Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.190m so với mặt nước biển, phân bố trên sườn núi dốc trên dãy Mẫu Sơn, thuộc địa phận thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn. Đền được xây dựng để thờ vị thần trấn núi Mẫu Sơn có tên gọi là “Đức Tôn Thần Công Tịnh Quang Mậu, Hùng Trấn Đại Vương, Thượng Đẳng Phúc Thần”.

Phố đi bộ Kỳ Lừa – điểm đến hấp dẫn du khách vào dịp cuối tuần ở Lạng Sơn

Tạm quên những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng tại xứ Lạng để hòa mình cùng không khí sôi động của phố đi bộ Kỳ Lừa. Đây là điểm đến thu hút người dân địa phương và du khách với nhiều hoạt động vui chơi và khám phá ẩm thực đặc sắc tại Lạng Sơn.

Thời gian, địa điểm tổ chức phố đi bộ Kỳ Lừa

Phố đi bộ Kỳ Lừa chính thức đi vào hoạt động vào ngày 16/10/2020 tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Không gian của phố đi bộ được tổ chức trên các tuyến đường: Bắc Sơn, Lê Lai, Trần Quốc Toản, Lương Văn Tri và khu vực quanh chợ Kỳ Lừa. Tổng tuyến phố đi bộ dài 1.300m. Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng phố đi bộ ở Lạng Sơn này trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều du khách.

Phố đi bộ được tổ chức vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần. Thời gian từ 18h – 24h. Tham gia phố đi bộ Lạng Sơn bạn sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, mua sắm và khám phá khu ẩm thực.

Phố đi bộ Kỳ Lừa điểm đến thu hút du khách ở Lạng Sơn

10 thg 8, 2024

Chùa Tam Thai: Ngôi chùa cổ nhất tại Đà Nẵng


Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đến từ Trung Hoa đã khai sơn chùa Tam Thai vào nửa sau thế kỷ 17.

Nghề chi mà lạ dữ trời - Kỳ cuối: Võng tiền triệu từ vỏ cây ngô đồng

Ở cái thời mà vài chục ngàn đồng đã có thể sắm được một cái võng cột vắt vẻo hai đầu để nằm lắc lư giữa trưa hè, vẫn có một loại võng giá 5 - 10 triệu đồng được đan bằng sợi vỏ cây.

Thợ lớn tuổi ở Cù Lao Chàm được mời ra phố đi bộ Hội An trình diễn nghề đan võng ngô đồng cho khách du lịch

Đó là võng ngô đồng, được đan bằng sợi vỏ cây- sản phẩm độc đáo không chỉ bởi câu chuyện mà cả mức độ kỳ công của người đan võng.

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 7: Leng keng tiếng kem dạo giữa phố phường

Trong khi những người đi xe máy còn phải chạy vội qua đường nắng nóng, ông bán kem dạo vẫn đều đều đạp từng vòng quay bánh xe chậm rãi.

Đồ nghề bán kem dạo giờ vẫn không thiếu được cái chuông leng keng như ngày xưa - Ảnh: MẠNH DŨNG

Trưa hè, TP.HCM nắng như đổ lửa. Người có việc đi lại cũng vội vã để nhanh chóng về nhà hoặc tìm đến chỗ có bóng mát. Ít ai để ý bóng người đi xe đạp với thùng kem lạnh đang lầm lũi trên đường cùng tiếng loa phát rè rè "ai kem đậu xanh, kem dừa, kem sầu riêng không?".

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 6: Cào lá thông khô... kiếm tiền

Dọc con đường từ thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) hướng về TP Nha Trang, du khách nếu để ý sẽ thấy những bóng người tay mang bao tay cào miệt mài gom lá thông khô trên những đồi dốc thoai thoải.

Ông Hoàng Văn Luyến gom lá thông vào bao - Ảnh: YẾN TRINH

Họ gọi đó là lá ngo, dùng để ủ liếp trồng dâu. Một nghề kiếm tiền kỳ lạ, vì có nhiều nhà vườn bỏ tiền mua.

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 5: Người sửa đài radio cuối cùng ở đất cảng

Những địa chỉ sửa đài radio lâu năm ở Hà Nội mà chúng tôi tìm lại đã không còn, người sửa loại đồ cổ này ngày càng hiếm. Thế nhưng ở Hải Phòng lại có người thợ già quanh năm không hết việc.

Phòng sửa đài của ông Toàn như ngược dòng thời gian về thập niên 1970 - 1980 - Ảnh: VŨ TUẤN

14 tuổi mới được sờ tận tay vào chiếc bán dẫn, đến giờ gần 77 tuổi đời ông vẫn mày mò với những chiếc đài cũ kỹ.

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 4: Vô gas hộp quẹt, sửa dù hỏng bên góc đường xưa, chợ cũ

Thời buổi hiện đại, những cái hột quẹt gas rẻ tiền, những cái dù có giá rẻ bèo và có thể mua mới ở bất kỳ đâu. Ấy vậy mà ở Huế vẫn có những người thợ nép mình bên góc đường xưa, chợ cũ để treo tấm biển sửa ô dù hỏng, vô gas hộp quẹt.

Ông Bậm có tiệm làm nghề vô gas bật lửa, sửa chìa khóa cạnh cầu Trường Tiền, Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Họ vẫn lặng lẽ mưa sinh bằng cái nghề tưởng chừng lạ lẫm với người trẻ thời nay, nhưng từng một thời rất thịnh...