Một lần, tôi cùng nhóm bạn ở TP.Đà Nẵng đi du lịch ở Măng Đen (Kon Tum). Trên đường đi, chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi và ăn cơm tại thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ). Chỉ một lần tình cờ ghé qua, vậy mà mọi người cứ nhắc đến và tấm tắc khen món ăn ở đây ngon. Bên cạnh các đặc sản nổi tiếng như cá niên, rau dớn, các bạn tôi ai cũng thích món cá kho.
3 thg 6, 2024
Món cá kho ở miền núi
Một lần, tôi cùng nhóm bạn ở TP.Đà Nẵng đi du lịch ở Măng Đen (Kon Tum). Trên đường đi, chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi và ăn cơm tại thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ). Chỉ một lần tình cờ ghé qua, vậy mà mọi người cứ nhắc đến và tấm tắc khen món ăn ở đây ngon. Bên cạnh các đặc sản nổi tiếng như cá niên, rau dớn, các bạn tôi ai cũng thích món cá kho.
Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 4)
Đây là bài cuối trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.
Trong bài này tác giả kể khi về Sàigòn do bị lỡ chuyến, phải chờ chuyến xe lửa sau nên có dịp quan sát ga Biên Hòa và… tám chuyện. Khi tám chuyện với bà bán nước trong ga, có một đoạn như sau: Cũng theo bà, xe mở đường mới đi tới Bàu Cá, khoảng trên Trảng Bom gì đó, không tiến được thêm nữa. Tuy có ngưng bắn nhưng là ở những “chỗ lớn”, chứ những “chỗ nhỏ còn quậy tùm lum à”. Như vậy không chắc xe lửa sẽ được hoạt động lại như dự trù, nếu không có hòa bình.
Như các bài trước, cách viết của tác giả khá… vụng, dài dòng, đôi chỗ sai chánh tả hoặc dùng chữ không nhất quán. Thí dụ cả bài viết là xe lửa, nhưng trong bài lại viết là ngồi chờ ở bến tàu.
Dù sao, bài phóng sự cũng giúp ta nhìn lại một khoảnh khắc xa xưa ở Sàigòn – Biên Hòa, để tưởng nhớ và để hoài niệm.
Phạm Hoài Nhân
1 thg 6, 2024
Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 3)
Đây là bài thứ ba trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.
Trong bài này tác giả tiếp tục đi qua các toa tàu để quan sát và kể chuyện về các hành khách đi tàu, có kèm theo vài nhận xét cá nhân khá thú vị về người Hoa, về kiến thức của học sinh...
Cuối bài là quang cảnh ga đến (ga Biên Hòa) với cảnh người đi xe lô, xe ngựa... và nhận xét của tác giả rằng đa số người đi hôm ấy là... đi cho biết xe lửa, chớ không phải đi để tới Biên Hòa!
Phạm Hoài Nhân
31 thg 5, 2024
Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 2)
Ít lâu sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh với tuyến Sàigòn - Biên Hòa. Dịp này, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.
Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa cũng như hoài niệm những nét sinh hoạt đời thường của cư dân Sàigòn nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.Đây là bài thứ hai trong loạt phóng sự 4 bài, đăng ngày 8/3/1973. Tui gõ lại gần như nguyên văn, trừ những chỗ do báo cũ mờ quá đọc không ra.
29 thg 5, 2024
Đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước
Đầu năm 1973, sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh. Lúc ấy, đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa là một chuyện kỳ thú. Chính vì vậy, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.
27 thg 5, 2024
Tranh 'Mục đồng thổi sáo' khổng lồ trên đồng lúa Tam Cốc
Bức tranh "Mục đồng thổi sáo" được tạo hình trên cánh đồng lúa rộng lớn ở Tam Cốc, hứa hẹn là điểm hút khách trong Tuần lễ du lịch Ninh Bình sắp tới.
Cánh đồng lúa nghệ thuật tại Tam Cốc, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư có
diện tích gần 10.000 m², nổi bật là hình ảnh cậu bé chăn trâu thổi sáo, lấy cảm
hứng từ tranh dân gian "Mục đồng thổi sáo".
Bức tranh là một trong những điểm nhấn nhằm thu hút du khách đến
trong Tuần lễ du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc -Tràng An 2024",
diễn ra từ 1 đến 8/6. Lễ khai mạc được tổ chức vào 20h ngày 1/6 tại bến xe Đồng
Gừng, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Các hoạt động cũng diễn ra trong dịp này
gồm tổ chức phố đi bộ, triển lãm ảnh nghệ thuật, biểu diễn múa rối nước, hát
chèo, xẩm, các làn điệu dân ca 3 miền, hội thi chọi dê.
Hồ treo 'siêu thực' trong hang Thung
Hồ nước "treo" lơ lửng tại hang Thung được tìm thấy đầu tháng 5 mang vẻ đẹp "siêu thực", sẽ được khai thác du lịch cùng các tour thuộc thung lũng Thoòng trong năm nay.
Đầu tháng 5, Jungle Boss Tours - công ty du lịch mạo hiểm đang khai thác độc quyền một số tour khám phá hang động tại Quảng Bình, thông báo tìm thấy một hồ nước bí ẩn nằm trong nhánh phụ của hang Thung, thuộc thung lũng Thoòng (hung Thoòng) nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Hồ treo được đặt tên là hồ Lơ Lửng. Ông Lê Lưu Dũng, Giám đốc công ty, cho biết nhóm thám hiểm tình cờ tìm ra hồ nước này trong lần đi kiểm tra thường xuyên hệ thống an toàn và kiểm tra mực nước sông ngầm ở hang Thung mùa hè năm nay.
25 thg 5, 2024
Lên đỉnh Bồ Hong
Tiếng xe gắn máy gầm rú đưa chúng tôi ngược dốc lên đỉnh Bồ Hong. Dù nhiều lần lên núi bằng phương tiện này, nhưng chúng tôi vẫn căng thẳng. Cứ đến đoạn ngược dốc, anh bạn thân lại cười hô hố khi thấy tôi bấu mạnh vào vai. Chiếc xe gắn máy phân khối lớn cứ hùng hục trườn qua mấy con dốc, lướt qua những khúc cua “cù chỏ” trong sự đứng ngồi không yên của tôi.
24 thg 5, 2024
Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 5): Sớm giữ lấy tinh hoa, đừng đợi để bảo tồn đại trà
Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 4): Biệt thự - "Cuộc chơi" cần cả tiền và văn hóa
Dù được xác định và thiết lập là di sản ký ức đô thị đặc biệt, Luật Di sản Văn hóa quy định rõ - cần được bảo tồn, tôn tạo. Tuy nhiên, bảo tồn thế nào, tôn tạo ra sao trong khi hình thức sở hữu đa dạng, kiến trúc xuống cấp, thậm chí biến dạng và quan trọng hơn cả là mảnh đất mà biệt thự tọa lạc luôn nằm trong “tầm ngắm” của nhiều “đại gia” bởi vị trí cực kỳ đắc địa.