16 thg 5, 2024
Hoàng hôn cực chill bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp
Rộng tới 60m, Đại lộ Võ Nguyên Giáp nay trở thành địa điểm cực chill ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhất là khi hoàng hôn buông xuống, thành phố lên đèn.
Lý do khiến thành Cổ Loa là tòa thành “không thể công phá“
Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa này có 9 vòng xoáy trôn ốc, là một cấu trúc phòng thủ cực kỳ hiệu quả. Quân Triệu Đà đã nhiều lần vây hãm nhưng không thể chiếm thành.
Cây sanh cổ hơn 500 năm tuổi ở Đức Thọ
Cây sanh ở xã Tùng Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm, là nơi gắn liền với nhiều sử tích, cùng người dân địa phương trải qua bao thăng trầm.
Ngắm cặp cây muỗm gần 600 năm tuổi ở Cẩm Xuyên
Cặp cây muỗm trong đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí (đền Cương Khấu Lộc Sơn), thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa được công nhận là cặp cây di sản.
Tương truyền sau khi giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh ở vùng phía Nam Hoan Châu (tức Xứ Nghệ cũ), trên đường về Bắc, Cương Quốc Công Nguyễn Xí (một võ tướng tài ba, một danh thần kiệt xuất thời Hậu Lê) đã dừng chân ở rú Trôốc (theo tiếng địa phương) thuộc khu vực làng cổ Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy (nay là TDP 3, thị trấn Cẩm Xuyên) để lập căn cứ. Thời gian này, ông cắt cử lính nuôi ngựa, trồng lương thực, giúp bà con nhân dân nơi đây ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Vùng rú Trôốc ngày nay.
15 thg 5, 2024
Check in ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền - sông Hậu
Lên thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam ở An Giang và Đồng Tháp, du khách sẽ chinh phục 3 cột mốc biên giới trong ngày.
Độc giả Minh Đức, TP HCM, vừa có chuyến khám phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Anh chia sẻ hành trình phiêu lưu bụi bặm, với nắng, gió và những con đường gập ghềnh để chinh phục các cột mốc ở đây.
Sông Tiền là nhánh chính dòng Mekong, đổ vào Việt Nam ở địa phận xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp và xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang. Sông chảy qua các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang rồi đổ ra biển qua 6 cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, tổng chiều dài hơn 235 km.
Sông Hậu là dòng phụ của Mekong, chảy vào Việt Nam ở địa phận thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang. Sông chảy qua các tỉnh An Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh, đổ ra biển qua 3 cửa: Định An, Ba Thắc (hiện không còn) và Trần Đề, tổng chiều dài khoảng 230 km.
Độc giả Minh Đức, TP HCM, vừa có chuyến khám phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Anh chia sẻ hành trình phiêu lưu bụi bặm, với nắng, gió và những con đường gập ghềnh để chinh phục các cột mốc ở đây.
Sông Tiền là nhánh chính dòng Mekong, đổ vào Việt Nam ở địa phận xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp và xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang. Sông chảy qua các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang rồi đổ ra biển qua 6 cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, tổng chiều dài hơn 235 km.
Sông Hậu là dòng phụ của Mekong, chảy vào Việt Nam ở địa phận thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang. Sông chảy qua các tỉnh An Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh, đổ ra biển qua 3 cửa: Định An, Ba Thắc (hiện không còn) và Trần Đề, tổng chiều dài khoảng 230 km.
Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Chợ Củi
Tọa lạc dưới chân núi Ngũ Mã bên bờ sông Lam thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đền Chợ Củi có kiến trúc đặc sắc và nổi tiếng về sự linh thiêng, thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm.
Trong những ngày gần đây, ngôi đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia này đang khiến dư luận quan tâm vì những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý được nêu ra trong kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Trong những ngày gần đây, ngôi đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia này đang khiến dư luận quan tâm vì những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý được nêu ra trong kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Kiến trúc cổ kính và nét tín ngưỡng độc đáo
Theo Cổng Thông tin Điện tử Huyện Nghi Xuân, đền Chợ Củi còn có tên chữ là Thánh Mẫu Linh từ, được xây dựng vào thời Hậu Lê có cấu trúc theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện, mặc dù đã trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng vẫn giữ lại nét xưa, trang nghiêm thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi và tân thế của dân gian.
Về thăm xóm nhà giàu Thanh Phú Long
Xóm nhà giàu xưa thuộc làng Thanh Thủy, nay nhập với làng Tân Long, Phú Tây thành xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nổi bật nơi xóm nhà giàu là cụm nhà cổ của dòng họ Nguyễn Hữu. Dù trải qua hơn 100 năm, nhuốm màu của thời gian nhưng những ngôi nhà cổ vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa về một thời trù phú của vùng đất này.
Theo ghe đi đốn lá trời
Cây dừa nước không ai trồng, không tốn công chăm sóc mà bao đời nay vẫn xanh um dọc sông Vàm Cỏ. Trong thời đại công nghiệp, tuy nhiều loại vật liệu xây dựng như tôn, ngói,... ra đời nhưng lá dừa nước vẫn giữ được "vị thế" riêng. Người dân dùng nó để lợp nhà mát, quán cà phê,... Bởi sự mộc mạc đặc trưng của vùng quê sông nước mà những mái lá vẫn tồn tại đến ngày nay, vừa đem lại thu nhập cho người dân, vừa gợi nhớ hình ảnh tiền nhân mở cõi.
Nghề đốn lá cũng có “hoa tiêu” dẫn đường. Chú Chín nhiều kinh nghiệm nhất, đứng trước mũi ghe quan sát, hễ thấy đám lá nào được là báo anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) tấp ghe vào. Đó là những đám lá được mua lại của người dân trong vùng hoặc lá hoang gần Khu công nghiệp An Nhựt Tân (huyện Tân Trụ)
14 thg 5, 2024
Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Pring
Ảnh thuộc bản quyền của NSNA Ban Nguyễn
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long) là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông. Làng nằm dọc theo Quốc lộ 24, cách trung tâm huyện lỵ 3 km về hướng đông.
Kon Pring làm du lịch homestay 'độc nhất vô nhị'
Kon Pring, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum) là ngôi làng đẹp, nằm giữa thung lũng bạt ngàn thông reo, được ví là “Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên”...
Ngày Tết ở Kon Pring - nơi trở thành làng homestay “có một không hai” này, thực sự được đánh thức bởi ân tình của cô gái với người Mơ Nâm bản địa.
Ngày Tết ở Kon Pring - nơi trở thành làng homestay “có một không hai” này, thực sự được đánh thức bởi ân tình của cô gái với người Mơ Nâm bản địa.
Hũ gạo buôn làng Kon Pring không còn… "đói"
Mùa xuân, làng Kon Pring khoác chiếc áo đủ màu sắc, khiến ai cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tự nhiên nơi đây. Những ngày xuân, du khách đến đây hòa mình trong tiết trời se lạnh, được tìm hiểu các tập tục của người dân địa phương, được nghỉ lại qua đêm, uống rượu cần, đốt lửa trại, xem đánh cồng chiêng, múa xoang, thưởng thức các món ăn đặc trưng của núi rừng... ngay nơi những nếp nhà yên bình của Kon Pring.
Mùa xuân, làng Kon Pring khoác chiếc áo đủ màu sắc, khiến ai cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tự nhiên nơi đây. Những ngày xuân, du khách đến đây hòa mình trong tiết trời se lạnh, được tìm hiểu các tập tục của người dân địa phương, được nghỉ lại qua đêm, uống rượu cần, đốt lửa trại, xem đánh cồng chiêng, múa xoang, thưởng thức các món ăn đặc trưng của núi rừng... ngay nơi những nếp nhà yên bình của Kon Pring.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)