9 thg 4, 2024

Ngôi đền được làm từ hàng nghìn viên đá ong ở Hà Tĩnh

Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho đền Quan Sơn ở thôn Tân Mỹ, xã Tân Dân (Đức Thọ, Hà Tĩnh).


Theo sử sách ghi lại, đền Quan Sơn là ngôi đền cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 600 năm. Đền được người dân địa phương lập để thờ Trần Quốc Trung - một trong hai vị cận thần có công phò Hoàng hậu Bạch Ngọc rời kinh thành Thăng Long về quê lánh nạn, khai khẩn một vùng đất rộng lớn. 


Đền Quan Sơn trước đây là một ngôi đền nhỏ, được bà con trong vùng lợp bằng cỏ tranh. Trải qua hơn 600 năm lịch sử, đền xuống cấp và hư hỏng hoàn toàn. Đến năm 2015, người dân địa phương và con em xa quê đã cùng quyên góp số tiền gần 16 tỷ đồng để tôn tạo lại ngôi đền với các hạng mục chính như: nhà sắp lễ, lầu chiêng, gác trống, nhà lục giác, ngôi tam bảo với 5 ban thờ.


Ông Trần Ngọc Minh - thủ nhang đền Quan Sơn cho biết: "Đền hiện có diện tích khoảng 2.000 m², được xây dựng với vật liệu chủ yếu là đá ong, mua ở các tỉnh phía Bắc. Từ những tảng đá gồ ghề, người thợ đã tỉ mẩn đục đẽo, mài cắt thành những phiến đá vuông vắn, sắc cạnh phù hợp với từng hạng mục. Những phiến đá được liên kết với nhau bằng mạch âm, kết dính bằng một loại keo đặc biệt. Nhờ đó, đã tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính cho công trình".

Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho ngôi đền. Ngoài ra, đá ong còn chịu được thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo thời gian lâu dài.

Ngôi đền có nhiều hạng mục như: nhà chờ, nhà đình, nhà hóa vàng, tường rào… đều được làm từ đá ong. 

Nổi bật trên nền kiến trúc bằng đá ong tại đền Quan Sơn là sự độc đáo trong việc sắp xếp tạo hình và chạm trổ hoa văn xưa, hiện diện trên các hạng mục như: cổng, tường và không gian xung quanh. 

Màu sắc nâu đậm chủ đạo của đá ong giúp cho ngôi đền mang vẻ đẹp cổ kính. 

Vật liệu đá ong đã giúp các hạng mục của ngôi đền mang nét đẹp riêng biệt.

Ông Minh cho biết: "Đền Quan Sơn rất linh thiêng, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân trong và ngoài địa phương đến thắp hương, cầu nguyện". 

Đền Quan Sơn có không gian xanh mát, yên tĩnh.

Văn Chung - Trung Dân 

100 món ăn ngon nhất thế giới, theo TasteAtlas

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới TasteAtlas vừa công bố 100 món ăn ngon nhất thế giới trong năm 2023/2024 theo bình chọn của bạn đọc. Kết quả này có được trên cơ sở danh sách 10.927 món ăn, và được bình chọn bởi 395.205 phiếu bầu của người dùng, trong đó có 271.819 phiếu hợp lệ.


Trong 100 món ăn đạt kết quả bình chọn cao nhất có 2 món ăn Việt Nam là Bánh mì thịt (hạng 14, 4,63*) và phở (hạng 100, 4,47*).

Gỏi cá “dà” Nam Ô

Một đặc sản xứ biển Nam Ô (TP. Đà Nẵng) mà ai ngang qua cũng muốn dừng lại thưởng thức: Gỏi cá “dà”.

Gỏi cá Nam Ô không thể thiếu các loại rau ăn kèm. Ảnh: N.H

Về Bàn Than ăn hải sản

Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (xã Tam Hải, Núi Thành) không chỉ cuốn hút người đến bởi cảnh sắc. Những món tươi ngon vừa được kéo lên từ biển lớn, đủ làm hài lòng du khách.

Vùng biển Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa nổi danh với những loại hải sản quý.

8 thg 4, 2024

Họa sĩ Nguyễn văn Ri và tem Người Cày Có Ruộng

Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu ban hành Luật Người Cày Có Ruộng. Kể từ 1971 ngày 26 tháng 3 hàng năm Bưu điện VNCH đều phát hành bộ tem kỷ niệm ngày ban hành luật này.

Bộ tem Kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng phát hành ngày 26/3/1971 gồm 3 tem giá 2 đồng, 3 đồng và 16 đồng.

Phong bì Ngày đầu tiên bộ tem Kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng

Khoai lang mắm mạy Kim Bồng

Người Cẩm Kim (TP.Hội An) xưa có câu hát ru thấm thía: Kim Bồng là Kim Bồng còi/ Khoai lang mắm mạy mà coi hơn vàng...

Khoai lang mắm mạy - món thời thương khó. Ảnh: N.H

Hơn 20 năm trước, xã Cẩm Kim hãy còn là ốc đảo. Con đò ngang chòng chành đưa tôi qua vùng đất bãi bồi đầy những ruộng lác vào lưng chiều đầy nắng. Những cây lác mọc tự nhiên đến khi sợi đủ già được cắt về dệt chiếu. Tôi đi dọc triền sông cát ướt. Từ những chỗ trũng rất nhỏ trên cát, những con mày mạy (cũng viết là mài mại) nhỏ xíu chui lên ngơ ngác nhìn. Nó giống loài cua đồng nhưng bé bằng mút đũa nên trông thật ngộ nghĩnh.

Nghệ thuật múa trống đôi của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), múa trống đôi (còn gọi là kơ-toang) là di sản văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, trước nguy cơ mai một ở huyện Vân Canh hiện tại vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết với loại nhạc cụ này nên ngày đêm ra sức gìn giữ và truyền dạy cho con cháu.

Già làng Lê Văn Ru (người cầm cây nêu) là một trong số ít những người am hiểu trống kơ-toang và văn hóa truyền thống của người Chăm H’roi huyện Vân Canh

Đắm say tiếng trống K’toang của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi (một nhánh của dân tộc Chăm), sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), trống K’toang (hay còn gọi trống đôi), là di sản văn hóa độc đáo, là một trong những nhạc cụ đặc sắc nhất trong kho tàng âm nhạc của họ. Dù hiện nay, tiếng K’toang ít có dịp được vang lên, nhưng các nghệ nhân vẫn đang dồn tâm huyết để giữ gìn và nắm bắt các cơ hội để tiếng K'toang lại được "nói chuyện" với mọi người.

Trống K’toang thường được biểu diễn ở những lễ hội của người Chăm H’roi

7 thg 4, 2024

Khám phá vẻ đẹp thác Đăk Ruồi

Vẻ đẹp của thác Đăk Ruồi được tạo nên bởi khung cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ cùng làn nước trong trẻo và không khí dịu mát giúp du khách có cảm giác thư thái, yên bình khi được thả mình vào thiên nhiên nơi đây.

Thác Đăk Ruồi nằm trên suối Đăk Trót, thuộc địa phận thôn Đăk Poi, thị trấn Đăk Glei, cách trung tâm thị trấn khoảng 11 km. Đây là một trong những thác còn giữ được nét hoang sơ với nhiều tầng thác nối tiếp nhau tạo thành một vệt dài trắng xóa như dải lụa mềm mại rủ xuống giữa đại ngàn xanh thẳm.

Trong những năm gần đây, người dân huyện Đăk Glei thường đến thác để vui chơi, thư giãn vào cuối tuần sau những ngày làm việc căng thẳng.

Một trong những hồ nước được hình thành dưới chân thác. Ảnh: NB

Lễ mừng nước giọt ở làng Kon Trang Kép

Vào tháng 1 hàng năm, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, bà con làng Kon Trang Kép (thôn 7, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) lại rộn ràng tổ chức Lễ hội mừng nước giọt (u klang đăk). Đây là Lễ hội chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống trong năm của người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na).

Ở làng Kon Trang Kép, nhiều lễ hội truyền thống đã dần mai một theo thời gian, nhưng lễ cúng nước giọt vẫn được dân làng chú trọng gìn giữ và tổ chức định kỳ vào tháng 1. Đây là dịp để dân làng tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.