22 thg 12, 2023

Bánh ngào xứ Nghệ

Ngày bà ngoại tôi còn khỏe, bánh ngào là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ Tết nhà tôi. Đó cũng là món bánh ghi dấu biết bao kỷ niệm của gia đình tôi.

Món bánh ngào thương nhớ

Kể từ sau khi bà mất, thấm thoát đã gần hai mươi năm nay, gia đình tôi vẫn giữ truyền thống cũ làm bánh ngào để cúng lễ.

Theo thời gian, bánh ngào không chỉ là món ăn được chế biến trong những thời điểm nhàn rỗi nhà nông mà còn có mặt trong nhiều nghi lễ truyền thống của người Việt.

Dấu tích Hội thề Lũng Nhai trên đất Ngọc Phụng

Vào cuối thế kỷ XIV, nhà Minh tiến đánh chiếm nước Đại Ngu, nhằm biến nước ta trở thành quận, huyện như thời Bắc thuộc trước đó. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh đều đã bị dẹp một cách tàn khốc. Một lớp nhân tài nổi lên chống giặc Minh bị tiêu diệt hoặc bị vô hiệu hóa. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng nhỏ lẻ và không có khả năng mở rộng.

Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Hội thề Lũng Nhai tại làng Mé, xã Ngọc Phụng.

Trong bối cảnh đó, vào đầu tháng 3 năm Bính Thân 1416, Lê Lợi cùng 18 vị hào kiệt thân thiết nhất, gồm: Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến đã cùng nhau đến làng Lũng Nhai (tức Lũng Mi, tên nôm là làng Mé - nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, cùng nhau cắt máu ăn thề sống chết vì sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh. Các nhà nghiên cứu lịch sử gọi sự kiện này là Hội thề Lũng Nhai.

Ngôi đình trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Bồng Trung

Làng Bồng Trung, xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) được hình thành từ đầu thế kỷ XV. Năm 1428 Lê Thái tổ lên ngôi, nhà vua ra chỉ dụ kêu gọi Nhân dân tị nạn các nơi xa gần được hồi cư nhận ruộng làm ăn. Lúc bấy giờ một số người đã chuyển đến khu vực Mã Mốc thuộc giáp Đông, xã Biện Thượng làm ăn sinh sống. Đến năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) dân cư ở khu Mã Mốc đã đông đúc, phồn thịnh, nên dân làng xin và được triều đình cho lập làng mới đặt tên là làng Đông Biện. Dưới triều vua Đồng Khánh (thời nhà Nguyễn) đổi tên là làng Bồng Trung.

Đình làng Bồng Trung, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

21 thg 12, 2023

Kì vĩ di sản thế giới Vịnh Hạ Long Quần đảo Cát Bà


Việc quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới không chỉ tạo nên một di sản thế giới liên vùng độc đáo đầu tiên ở Việt Nam mà còn làm tăng thêm giá trị của vùng di sản rộng lớn, kì vĩ và tuyệt mĩ này.

Vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum

Ngoài những điểm du lịch đã quen thuộc, đến Măng Đen, du khách có thể khám phá vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum, một thắng cảnh đẹp hoang sơ, bí ẩn chưa được nhiều người biết đến. Thủy điện Thượng Kon Tum là công trình thủy điện lớn nhất tỉnh nằm trên sông Đăk Snghé, một nhánh thượng nguồn sông Đăk Bla, thuộc địa bàn xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) và xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy). Cảnh sắc ở khu vực lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum nên thơ và kỳ vĩ với bao la sóng nước, bao phủ xung quanh là rừng nguyên sinh và rừng trồng.

Lòng hồ bao quanh bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng.

Ấn tượng Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm

Hàng năm, cứ đến tháng 11, 12 dương lịch, người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) lại tích cực chuẩn bị cho Lễ mở cửa kho lúa truyền thống. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Rơ Măm.

Năm nay, Lễ mở cửa kho lúa của dân làng được chọn tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 tại tỉnh nên bà con rất vui mừng, gấp rút chuẩn bị các công đoạn, phần việc sớm hơn mọi năm. Bên căn nhà rông truyền thống, bà con dân làng hồ hởi, phấn khởi làm việc, cùng nhau chuẩn bị tốt cho việc tổ chức lễ hội tại làng cũng như tái hiện thành công tiết mục tham gia Ngày hội.

Già làng A Ren cho biết: “Chúng tôi họp bàn, phân công các phần việc hợp lí cho từng người. Thanh niên thì vào rừng kiếm nguyên liệu như tranh, tre, nứa, mây... tập trung về sân nhà rông. Những người phụ nữ khéo tay có nhiệm vụ chuẩn bị các vật dụng để trang trí 3 cây nêu truyền thống với kích thước dài, ngắn khác nhau, cùng các vật dụng để tiến hành nghi lễ, lên danh sách các con vật được chọn để hiến sinh”.

Tái hiện nghi thức đâm trâu tại Lễ mở cửa kho lúa. Ảnh: H.T

Báu vật vua ban trong tráp gỗ hơn 100 năm ở Hà Tĩnh

Hai sắc phong vua Khải Định ban cho một vị quan trong dòng họ Nguyễn Xuân (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được các thế hệ con cháu của dòng họ gìn giữ, bảo quản cẩn thận trong tráp gỗ suốt hơn 100 năm qua.

Ông Nguyễn Xuân Sử (57 tuổi) - tộc trưởng dòng họ Nguyễn Xuân (thôn Đồng Sơn, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) cho hay, hơn 100 năm qua, các thế hệ con cháu dòng họ Nguyễn Xuân đều tuân thủ lời căn dặn của cha ông phải trông coi, giữ gìn, thờ phụng cẩn thận kỷ vật tổ tiên để lại - đó là một tráp gỗ hình chữ nhật được sơn son thếp vàng.

"Các con cháu trong dòng họ từ khi sinh ra đã được thế hệ trước căn dặn không được phép mở tráp gỗ ra xem. Có lẽ tổ tiên ra điều lệ như vậy là vì muốn con cháu gìn giữ vật quý được lâu hơn, bởi mở ra xem nhiều sẽ sớm hư hỏng, mai một", ông Sử kể.

20 thg 12, 2023

“Cung điện” thạch nhũ nơi địa đầu Tổ quốc


Cái tên động Ngườm Ngao đã gợi lên sự bí ẩn, thôi thúc du khách đến mảnh đất địa đầu Cao Bằng để tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm một “cung điện” thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.

Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, ngày đêm phát ra những tiếng gầm gào đáng sợ, nên người Tày nơi đây mới đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là động hổ.

Lạ lùng loại rau đặc sản mọc trên núi cao, sống tốt giữa mùa rét đậm ở vùng biên Nghệ An

Khi gió bấc tràn về kèm những đợt mưa phùn, cái lạnh miền sơn cước như cứa vào da thịt, cũng là khi những triền núi trồng cải mẹo thẫm xanh. Càng lạnh, cây cải càng xanh tốt, càng giòn và ngon. Đây cũng là thời điểm người dân ở Kỳ Sơn, Tương Dương thu hoạch cải mẹo…

Cải mẹo (hay còn gọi là cải mèo) là giống rau cải truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Kỳ Sơn, Tương Dương. Cách trồng rau cải mẹo rất đặc biệt, hạt giống cây sẽ được gieo trồng một cách tự nhiên để mọc thành cây chứ không trồng thành các lối, các hàng. Ảnh: Thanh Phúc

Sông núi Tam Soa

Trở về thăm lại bến sông, đứng lặng ngắm nhìn mặt nước nơi ngã ba sông, tôi miên man trong dòng hồi tưởng. Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La nước trong veo bình lặng in bóng mây trời Hà Tĩnh đầy nhớ thương...

Một góc bến Tam Soa. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải