7 thg 7, 2023

Đặc sản Bình Phước thơm ngon, độc lạ thu hút du khách gần xa

Bình Phước không chỉ là một điểm đến hoang sơ, lý tưởng cho các tín đồ du lịch dã ngoại mà còn nổi tiếng với loạt đặc sản lạ miệng, du khách thử là mê.

Gỏi trái điều

Cứ vào độ tháng 3, tháng 4 hàng năm, điều bắt đầu chín rộ. Những quả điều chín đỏ, vàng ươm tỏa hương thơm khắp cả một vùng. Điều cũng là nguyên liệu quen thuộc thường được người dân Bình Phước sử dụng để tạo ra những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Để có món gỏi trái điều ngon, đậm đà chuẩn vị, trước tiên, người nấu đã tỉ mỉ trong việc chọn những quả vừa chín tới để đảm bảo độ giòn ngọt với vỏ ngoài sáng bóng, trơn nhẵn, có màu vàng hoặc đỏ hồng tự nhiên.

Ảnh: Điện máy xanh

'Cổng trời' 1.000 m ở Bình Định

Không chỉ có thác Giáng Tiên, du khách đến huyện An Lão - nơi cao nhất Bình Định, còn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực của người Bana, H'Re.


An Lão là huyện miền núi cách trung tâm TP Quy Nhơn 115 km về phía tây bắc. Nơi cao nhất là xã An Toàn, 1.000 m so với mực nước biển, được ví như "cổng trời" của tỉnh Bình Định.

Lúc bình minh và hoàng hôn, An Lão lẩn khuất giữa những màn mây, màn sương dày đặc.

Chuyện về chiếc áo nhung của Bà Chúa Xứ núi Sam

Sau vẻ rực rỡ của chiếc áo, là tấm lòng thành kính của người dân gửi gắm đến Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Chiếc áo được dệt nên, dâng lên bà bằng một tín ngưỡng dân gian vô cùng mãnh liệt...


Hễ thấy những điểm bán áo choàng, mão Bà thế này, tức là cách Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam rất gần. Những chiếc áo có cùng kích thước: Ngang 1,8m, dài 2m, chất liệu nhung đủ màu (nhưng hầu như không ai dâng áo màu trắng cho Bà, điều này chưa lý giải được).

Có một núi Sam nhẹ nhàng!

Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn là tên khác không mấy quen thuộc của núi Sam, ngọn núi nổi tiếng ở TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang). Điều thú vị, núi Sam không thuộc “năm non bảy núi” của vùng Thất Sơn, nhưng lại là điểm đến rất đáng trải nghiệm, bởi sự an yên như thuở nào.


Theo thống kê chưa đầy đủ, có gần 200 đền, chùa, am, miếu... từ chân núi, sườn núi đến đỉnh núi Sam. Trong đó, nổi tiếng linh thiêng nhất là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, được công nhận là Khu Du lịch quốc gia vào năm 2018. Đầu Xuân hoặc vào mùa lễ hội Vía Bà (cuối tháng 4 âm lịch), hàng triệu du khách trong và ngoài nước tìm về đây hành hương, cúng viếng, cầu bình an.

6 thg 7, 2023

Cá kho mít non

Người dân miền Trung hầu như ai cũng thuộc lòng câu ca dao: “Ai về nhắn với nậu nguồn/Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Cá chuồn hay cá nục đều là những loại cá quen thuộc với mọi người. Cá này được kho với mít non luôn là món ăn hấp dẫn, mang đậm hương vị quê nhà...

Bắt đầu từ tháng Ba, tháng Tư, ở các chợ đã có bán cá chuồn, cá nục, nhưng rộ nhất là vào mùa hè, khoảng tháng Năm tới tháng Bảy. Sớm hè, bãi biển xôn xao, từng giỏ cá chuồn, cá nục tươi rói, da xanh ánh bạc, mắt trong veo mời gọi người mua. Những con cá chuồn mình thuôn dài, ít thịt, nhiều xương. Cá nục thân tròn săn chắc, thịt mềm và nhiều dinh dưỡng.

Cá nục và mít non được làm sạch để chuẩn bị kho. Ảnh: THIÊN DI

Xôi tím muối mè

Xôi tím! Nghe có vẻ... mộng mơ nhưng rất thật! Thật tới mức khi ăn, miếng xôi trôi tới đâu nghe dịu thơm tới đó.

Hồi nhỏ, trẻ quê đứa nào cũng háu ăn nhưng cũng... nghệ thuật lắm. Bằng chứng đây: Cũng là xôi, nhưng mẹ mua xôi thường, không màu mè gì, thì ngồi trên thềm nhà ăn một cách bình thường. Nhưng mỗi khi mẹ mua xôi tím thì ôm gói xôi chạy tót ra ngõ, ăn từng miếng nhỏ rất “thùy mị”, cốt để mấy nhóc hàng xóm thèm chơi, cũng là để người lớn đi qua khen: “Chu cha, xôi đẹp hè, xôi lá cẩm đây, ngon lắm”.

Màu tím giúp dĩa xôi thêm nổi bật. Ảnh: Trần Cao Duyên

Đến Sơn Lăng, nhớ danh thần Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn gọi là Sơn Lăng) là di tích văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc cổ tiêu biểu thời Nguyễn, nơi yên nghỉ của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Đây còn là địa điểm tham quan không thể thiếu khi đến TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang).

Lăng Thoại Ngọc Hầu đối diện Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lưng tựa vào vách đá núi Sam - nơi đích thân Thoại Ngọc Hầu đứng ra chỉ huy xây dựng nhiều công trình trong thế kỷ XIX.

Vườn nho Nguyễn Tường - Nơi lưu khoảnh khắc

Đến ấp Phước Hòa, xã nông thôn mới Phước Hưng (huyện An Phú, tỉnh An Giang), du khách sẽ dễ dàng nhận diện vườn nho Nguyễn Tường, bởi đây là địa điểm mới, thu hút nhiều du khách tham quan, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc...

Vườn nho của anh Tường rộng 3.000 m²

Nụ cười mùa Roya Haji

Bà con nhiều làng Chăm tỉnh An Giang sống dọc theo dòng Hậu Giang hiền hòa, cũng mang tính cách hiền hòa, chất phác như phù sa. Một mùa Tết chịu tuổi (Roya Haji) sắp về, phủ đầy ước vọng bình yên, hạnh phúc, may mắn ở từng mái nhà, từng thánh đường, trong từng nụ cười…

Trong nắng chiều, Thánh đường Masjid Al Ehsan (xã Đa Phước, huyện An Phú) bàng bạc một màu cổ tích, như trong chuyện “Nghìn lẻ một đêm”.

Chợ bò Tà Ngáo hôm nay

Khu chợ ấy, giờ không còn nữa. Hay nói đúng hơn, khu chợ không còn như nó đã từng tồn tại cả chục năm trước. Điều đó để lại hụt hẫng cho người mua, kẻ bán, lẫn khách phương xa đến tham quan. Bù lại, khu chợ “chuyển đổi” sang hình thức mới - hiện đại hơn, vệ sinh hơn, nhỏ gọn hơn...


Chợ bò Tà Ngáo (phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) từng được biết là khu chợ mua bán bò lớn nhất miền Tây. Địa phương giáp biên giới Campuchia này có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nên phát triển nghề nuôi bò thịt, bò sinh sản, bò đua trong lễ hội, bò kéo xe… Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn quá trình mua bán, nhập bò từ Campuchia về Việt Nam. Lẽ tất nhiên, chợ phải ngừng hoạt động, im ắng mấy năm nay.