7 thg 6, 2023

'Xủ vắn pợ mơ': Độc đáo tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái

"Xủ vắn pợ mơ", tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An, mang ý nghĩa lớn là cầu hạnh phúc.

Từ sáng sớm, trong ngôi nhà của ông Lô Xuân Hùng ở bản Piêng Phô, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã rộn rã. Công tác chuẩn bị tiến hành các nghi lễ của tục “Xủ vắn pợ mơ” đã hoàn tất, với đầy đủ các lễ vật mừng dâu mới.

“Mâm lễ vía buộc chỉ cổ tay đón dâu mới phải có vò rượu, hai chiếc cần có buộc sợi chỉ gai, trứng gà luộc, con lợn và một sợi chỉ gai. Khi đón dâu về gia đình nội sẽ tiến hành làm vía buộc chỉ cổ tay, với ý nghĩa cầu mong cho đôi trẻ hạnh phúc, sinh con đẻ cái, cùng chung sống đến đầu bạc, râu dài như sợi chỉ”, ông Hùng chia sẻ.

Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu - chú rể người dân tộc Thái ở Nghệ An

Nơi đàn chim về giữa đầm Thị Nại

Hàng nghìn chim, cò chọn rừng đước, bần ngập mặn ở Cồn Chim làm nơi cư trú, tạo nên cảnh yên bình, thu hút nhiều du khách.


Cồn Chim ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước (cách TP Quy Nhơn 15 km) là tên gọi chung của hệ sinh thái rừng ngập mặn với 3 cồn nổi là Cồn Chim, Cồn Trạng và Cồn Giá, với tổng diện tích 480 ha, chiếm gần 1/10 diện tích đầm Thị Nại - đầm nước mặn lớn nhất miền Trung.

Rừng có thảm cỏ biển lớn, tạo nơi cư trú, kiếm ăn, bãi sinh sản và vườn ươm ấu trùng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị. Ở đây có 25 loài cây ngập mặn, trong đó 18 loài cây chủ yếu tạo rừng và 5 loài cỏ biển.

Với hệ sinh thái, khí hậu đặc biệt, cồn là nơi hàng nghìn con chim, cò trú ngụ, sinh sống hài hòa với con người.

Ngôi chùa 'đệ nhất Hoan Châu' trên núi Hồng Lĩnh

Được mệnh danh là một trong 21 thắng cảnh đẹp nhất nước Nam xưa, chùa Hương ở huyện Can Lộc thu hút rất nhiều khách đến vãn cảnh, chiêm bái.


Chùa Hương hay còn gọi là Hương Tích Cổ Tự, có nghĩa là chùa Thơm, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Chùa nằm ở độ cao 650 m, lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những đỉnh đẹp nhất trong 99 ngọn trên núi Hồng Lĩnh. Nơi đây được mệnh danh là "Hoan Châu đệ nhất danh lam" - ngôi chùa đẹp nhất vùng Hoan Châu (xứ Nghệ), một trong 21 thắng cảnh của nước Nam xưa.

4 thg 6, 2023

Vườn thú độc đáo tại vùng đất nắng và gió Ninh Thuận

Ninh Thuận vốn là vùng đất đầy gió và nắng nhưng lại có một vườn thú chuyên nuôi dưỡng, chăm sóc hàng chục loài chim và thú từ nhiều nơi trên thế giới vô cùng độc đáo mang tên Tiên Tiến Farm & Zoo. Đây đang là địa điểm tham quan khám phá mới, hòa vào bản đồ du lịch đa dạng và hấp dẫn của địa phương.

Món ngon từ trái cây Phong Điền

Phong Điền nổi tiếng là vùng đất có nhiều vườn cây trái lâu năm, sum suê trĩu quả, thơm ngon. Du khách đến đây không chỉ tham quan những vườn cây xanh mát mà còn được thưởng thức những món ngon đặc sắc từ trái cây, để lại những ấn tượng khó quên.

Gỏi măng cụt. Ảnh: KIỀU MAI

Làng Vitamin - Miệt vườn sinh thái với đặc sản sầu riêng

Cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 20km, Làng Vitamin (khu vực Bình Hòa, phường Trường Lạc, quận Ô Môn) là điểm đến đang “hot” dành cho các “tín đồ” sầu riêng. Không chỉ vườn rộng, thoáng mát; nơi đây còn có đa dạng các loại sầu riêng để du khách thỏa sức check-in, thưởng thức.

Du khách tham quan và chụp ảnh tại vườn sầu riêng. Ảnh: Làng Vitamin

Bánh tằm tép Thới Long

Tại Ô Môn có làng nghề đan lọp Thới Long vốn nổi tiếng từ lâu. Lọp là dụng cụ thường dùng để bắt tép của người dân ĐBSCL và vùng đất Thới Long cũng nổi tiếng với đặc sản gắn liền với con tép: bánh tằm tép.

Bánh tằm tép Thới Long.

Đặc sắc lễ mừng nước giọt ở Kon Trang Long Loi

Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.

Hằng năm, khi vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, dân làng Kon Trang Long Loi tổ chức lễ mừng nước giọt (u klang đăk) hết sức long trọng để tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.

Lễ mừng nước giọt thường diễn ra trong 3 ngày. Trước lễ cúng, già làng sẽ xác định ngày lành làm lễ và thông báo đến người dân để cùng nhau đóng góp hiện vật, phục vụ việc cúng bái. Những vật phẩm cho buổi lễ thường là heo, gà, gạo nếp, rau củ và rượu ghè.

Già làng giao cốc tiết gà cho A Yan, mang ra giọt nước để cúng. Ảnh: NB

Đa dạng các loại trang phục của người Quảng Ngãi

Trang phục là tiêu chí để phản ánh đời sống xã hội. Từ xưa, người Quảng Ngãi đã có quy định về việc sử dụng từng loại trang phục, như trang phục mặc trong lễ hội, tang ma, cưới hỏi, trang phục của quan lại hay của lớp người bình dân.

Trang phục của người xưa

Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn ghi chép: “Năm Bính Thân (1776), y phục bản quốc vốn có chế độ, dẹp yên cõi biên thì chính trị và phong tục phải nên thống nhất. Nếu có người mặc trang phục kiểu khách (người Tàu) thì nên đổi theo chế độ nước nhà. Đổi may y phục theo tục nước mà thông dụng vải lụa, quan chức mới được dùng, còn gấm vóc và các thứ hoa văn rồng, phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mở. Đàn ông có thể mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc đều được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hay vải đen, vải trắng”.

Trang phục áo dài, khăn đóng của người Quảng Ngãi ngày xưa. Ảnh: Võ Minh Tuấn

Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi

Nhà thờ họ Nguyễn Như ở xã Đại Đồng (Thanh Chương) không chỉ là di tích lịch sử, nơi thờ tự linh thiêng, mà còn là một công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Nhà thờ họ Nguyễn Như ở làng Đại Định, xã Đại Đồng khởi dựng từ thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX được con cháu xây dựng lại với 2 tòa bái đường và hậu cung. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhà thờ vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Hiện bên trái nhà thờ còn có nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Sửu và liệt sĩ Nguyễn Như Dần. Ảnh: Huy Thư